Các bộ, tỉnh phải hoàn thành nền tảng chia sẻ dữ liệu LGSP trong tháng 10
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) trong tháng 10/2020 và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử
Ngày 10/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 149 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020. Tại Nghị quyết này, Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT cùng các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 17/2019 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025” (Nghị quyết 17).
Tiếp tục dành một mục riêng trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ để chỉ đạo về các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách hành chính, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra của năm 2020 nêu tại Nghị quyết 17.
Đồng thời, khẩn trương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, ít nhất đạt mục tiêu 30% trong năm 2020; hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) trong tháng 10/2020 và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung và kết nối với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trong năm 2020.
![]() |
Tính đến ngày 23/9/2020, 80 bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP), đạt gần 87%, gấp hơn 3,2 lần so với năm 2019 (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cũng được yêu cầu phải khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 749/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Thông báo 339 ngày 22/9/2020 của Văn phòng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến Chính phủ điện tử, kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu.
Các bộ, ngành, địa phương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, cơ quan liên quan đẩy nhanh việc khai báo, kiểm thử cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; phấn đấu hoàn thành mục tiêu tích hợp, cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thuộc thẩm quyền giải quyết lên Cổng dịch vụ công quốc gia trước ngày 30/11/2020.
Về cải cách hành chính, tại Nghị quyết 149 mới ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo bộ, cơ quan mình tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quá trình thực hiện, cần tổ chức tham vấn sâu rộng các chuyên gia, đối tượng chịu tác động, huy động sự tham gia phản biện của các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp. Việc thống kê, cập nhật dữ liệu và tính chi phí tuân thủ những quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý trên hệ thống phần mềm được Văn phòng Chính phủ triển khai theo Nghị quyết 68/2020 của Chính phủ sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2020.
87% bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu LGSP
Đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT nhận định, trong quý III/2020, các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử đã được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai, đạt được những kết quả nổi bật.
Các biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường.
Theo thống kê, tính đến trung tuần tháng 9/2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của cả nước đã đạt 19,10%, tăng 1,13% so với tháng 8 (khoảng 17,97%).
Với Cổng dịch vụ công quốc gia, kể từ ngày 9/12/2019 (thời điểm khai trương - PV) đến ngày cuối tháng 8/2020, đã có 1.040 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, cung cấp trên Cổng.
Cùng với đó, Cổng dịch vụ công quốc gia có khoảng 60 triệu lượt truy cập, trên 235.000 tài khoản đăng ký; hơn 15 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 295.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến.
Đặc biệt, cũng trong quý III/2020, các nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số quốc gia tiếp tục được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Trong đó, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) đã từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Tính đến ngày 23/9/2020, đã có 23 bộ, ngành và 57 địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP), đạt tỷ lệ gần 87%, tăng 84% so với năm 2018 và gấp hơn 3,2 lần so với năm 2019.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử vẫn còn một số hạn chế cần được tập trung giải quyết trong thời gian tới, đó là: Một số nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử chưa được ban hành (Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định quy định về định danh, xác thực điện tử);
Một số cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, nhất là về đất đai, dân cư vẫn còn chậm; Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương còn thấp.
Theo Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam
Cục Viễn thông - Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai biện pháp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan công an. Kết quả cũng như giải pháp thực hiện phải được báo cáo bằng văn bản về Cục trước ngày 2/6.

FPT lọt vào Top 40 châu Á
Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn về Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo thị phần dịch vụ Công nghệ thông tin toàn cầu, FPT lần đầu lọt Top 40 doanh nghiệp dịch vụ Công nghệ thông tin châu Á và Top 140 doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu.

Đoàn thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào “bình dân học vụ số”
Với sự chủ động, sáng tạo, thời gian qua, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào bình dân học vụ số
Với sự chủ động, sáng tạo, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trẻ em làm quen với công nghệ số - Nền tảng cho công dân số tương lai
Trong xu thế chung của toàn xã hội, việc trẻ em tiếp cận sớm với công nghệ là tất yếu. Điều này không chỉ giúp các em học tập hiệu quả hơn, mà còn góp phần hình thành kỹ năng sống cần thiết trong tương lai. Vì thế, tại nhiều trường học và trung tâm giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc giáo dục công nghệ số cho trẻ đang được quan tâm và triển khai một cách linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới
Trong hành trình xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa xác định khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để tạo nên sự đột phá. Từ chuyển đổi số sâu rộng trong quản lý đến ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành người bạn đồng hành, giúp bà con nông dân Thanh Hóa vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh toàn cầu đang đứng trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và xu thế tiêu dùng xanh lên ngôi, chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh - sạch - bền vững không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, mà còn lan tỏa sang nông nghiệp và dịch vụ, tạo nên một hệ sinh thái kinh tế xanh đầy triển vọng.

Nhóm giảng viên ứng dụng AI sáng chế robot chiến trường
Nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của các thiết bị tự hành trong chiến tranh hiện đại, một nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự đã phát triển mẫu robot chiến trường có khả năng tự động bám, bắt và di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình, từ dưới nước, trên cạn đến leo dốc 45 độ.

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa
Sáng 23/5, tại huyện Thọ Xuân, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force
Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.