Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, hội nhập và phát triển bền vững
Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa.
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện miền núi và 06 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi với tổng số dân trên 992.000 người; trong đó người dân tộc thiểu số chiếm hơn 70%, với 06 dân tộc chủ yếu là: Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú.
Giai đoạn 2019 - 2024, 3 chương trình mục tiêu quốc gia dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã lồng ghép đầu tư, nâng cấp, làm mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Đến nay trong vùng có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa và bê tông; 100% xã có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,7%.
Có 68 xã, 691 thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới, 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã và 58 thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân khu vực miền núi năm 2023 đạt trên 39,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,15%, hộ cận nghèo giảm trên 3% so với năm 2022; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 5,11%, từ 19,86% xuống còn 14,75% , tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 6,57%, còn 20,91% (còn 18.942 hộ). Từ các phong trào thi đua yêu nước, xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến là đồng bào dân tộc thiểu số.
Chị Vi Thị Hiển, Bản Mè, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Gia đình tôi cũng tạo việc làm cho bà con trong bản, trong thôn để cùng tăng gia sản xuất và tôi luôn gương mẫu cho bà con trong làng, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con".
Anh Thao Văn Hơ, Bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa: "Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ giống vầu, gia đình tôi trồng được 2ha, qua 3 năm trồng, hiện cây vầu đang phát triển rất tốt".
Phát huy những kết quả đạt được, đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đang tiếp tục phấn đấu với tinh thần "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững" - Đó chính là chủ đề và cũng là quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024.
Ông Mai Xuân Bình,Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa
Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2024 – 2029, phấn đấu vì sự phát triển thịnh vượng của quê hương, đất nước.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí đến hết tháng 12/2024
Từ đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới chính thức mở cửa đón và phục vụ khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12/2024. Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và du khách. Tất cả du khách tham quan đều hào hứng, thích thú chiêm ngưỡng, tìm hiểu về dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc
Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.
Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử
Cách đây 70 năm, năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Thiệu Hóa
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993 và là địa chỉ đỏ đối với du khách thập phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.