Các di tích lịch sử văn hoá chuẩn bị đón khách dịp Tết Nguyên đán
Đến thời điểm này, Ban Quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đón tiếp và phục vụ du khách trong dịp tết Nguyên đán, đảm bảo an toàn, văn minh.
Trong dịp đầu năm mới, Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền thờ Tô Hiến Thành là những điểm đến thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương. Trước Tết Nguyên đán, Ban Quản lý các di tích đã tập trung chỉnh trang khuôn viên, vệ sinh môi trường, kiểm tra các điều kiện phòng, chống cháy nổ…; lên phương án bố trí nhân lực phục vụ trong những ngày Tết. Ông Vũ Tiến Khả, Thủ từ Đền Cô Tiên, thành phố Sầm Sơn cho biết: "Ban ngày sẽ tập trung hướng dẫn cho du khách bày lễ, vàng, hương để phòng chống chập cháy trong khu vực Đền. Cốt lõi là bảo vệ Đền không bị chập cháy, thứ hai là vệ sinh, quét dọn liên tục để cho sạch sẽ, du khách đến có không gian thoáng mát, hướng dẫn mọi người đến lễ thắp hương đúng nơi quy định".
Trung tâm Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Sầm Sơn cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các Di tích; đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích bằng hệ thống pa-nô, áp phích; bố trí các điểm phục vụ du khách check-in…; đồng thời sẽ tăng cường kiểm tra, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan. Ông Lê Trung Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá -Thể thao và Du lịch thành phố Sầm Sơn cho biết: "Vấn đề chúng tôi quan tâm nhất là vấn đề an ninh trật tự, công tác vệ sinh môi trường, công tác quản lý làm sao cho các điểm di tích được theo đúng quy định của Nhà nước".
Thành phố Sầm Sơn có 35 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia, gắn liền với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo. Việc làm tốt công tác tổ chức, quản lý các hoạt động văn hoá tâm linh dịp đầu năm mới tại các di tích sẽ góp phần quảng bá, thu hút du khách đến với thành phố biển Sầm Sơn.
Hấp dẫn Chương trình "Tết xưa làng cổ" Xuân Ất Tỵ năm 2025
Chương trình "Tết xưa làng cổ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18/1 đến hết ngày 2/2/2025 (tức từ ngày 19 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong dịp Tết năm nay.
Vùng đất truyền thống khoa bảng Triệu Sơn
Triệu Sơn là vùng đất được nhiều người biết đến, bởi nơi đây gắn liền với truyền thống khoa bảng Phương Khê và làng Cổ Định xưa. Trong đó nổi bật là đền thờ vị Tể tướng Nguyễn Hiệu và nghè Giáp – nơi tôn vinh các bậc thần nhân đỗ đạt, có nhiều công trạng, làm rạng danh quê hương, đất nước.
Các khu điểm du lịch cộng đồng sẵn sàng cho Tết Nguyên đán
Đến thời điểm này, các khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất công tác chuẩn bị. Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới cũng sẵn sàng đón khách trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm.
Khai mạc "Tết xưa Làng cổ" Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng 18/1, tại Làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng), Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã khai mạc chương trình "Tết xưa Làng cổ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc và ý nghĩa.
Năm 2024, loại hình khách du lịch MICE đến Thanh Hoá tăng
MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) – là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ đã góp phần mang tới nguồn doanh thu và lượng khách cao cho ngành Du lịch. Theo đánh giá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, lượng khách từ du lịch MICE đã đạt tới khoảng 30% tổng lượng khách trong năm 2024.
Làng hương vào Tết
Ở huyện miền núi Như Xuân có một ngôi làng 4 mùa ngập trong sắc đỏ, nơi gói ghém lòng thành kính, dâng lên gia tiên mỗi dịp lễ, Tết.
Năm 2024, Thanh Hoá khai thác mạnh loại hình khách MiCe
MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) – là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ đã góp phần mang tới nguồn doanh thu và lượng khách cao cho ngành du lịch. Theo đánh giá Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, lượng khách từ du lịch MICE đã đạt tới khoảng 30% tổng lượng khách trong năm 2024.
Trưng bày Bảo vật quốc gia “Đường kách mệnh”
Bản gốc “Đường kách mệnh” - Bảo vật quốc gia đã được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu tới công chúng tại trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử” tại 216 Trần Quang Khải, Hà Nội. Cuốn "Đường kách mệnh" tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dùng đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam những năm 1925 - 1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Đây là một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn cách mạng.
Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025
Chiều ngày 15/1, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Bình yên chùa Cảnh Yên
Chùa Cảnh Yên nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, được xây dựng dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, trong những năm cuối thế kỷ 20 do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.