Các địa phương khẩn trương phát động chiến dịch tiêm chủng, tăng tốc độ tiêm
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả tiêm vaccine trên địa bàn, đồng thời khẩn trương chỉ đạo phát động chiến dịch tiêm chủng nhằm tăng tốc độ tiêm chủng ở các nhóm đối tượng, chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Tỷ lệ tiêm nhắc lại vẫn thấp
Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến ngày 29/7, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 244.757.059 liều. Trong đó, ngày 28/7, cả nước đã triển khai tiêm hơn 933.000 liều vaccine – đây là ngày có số liều tiêm nhiều nhất trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) ở một số địa phương vẫn còn rất thấp.
Cụ thể, đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ tiêm mũi 3 trên cả nước đạt 71,9%, mũi 4 đạt 49,3%. Các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp gồm Hải Phòng (52,3%); Quảng Nam (47,3%); Khánh Hòa (52,2%); Bình Thuận (50,1%); Đồng Nai (46,2%). Trong khi các địa phương có tỷ lệ tiêm cao, đã đạt trên 95%, như Bắc Giang (96,6%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%).
Đối với mũi 4 ở nhóm từ 18 tuổi trở lên, các địa phương có tỷ lệ tiêm thấp gồm Bắc Cạn (25,1%); Quảng Trị (21,7%); Phú Yên (18,8%); Đắc Lắc (24,1%); An Giang (24,9%). Trong khi có địa phương đạt tỷ lệ tiêm cao trên 96% như Quảng Ninh (96,8%); Bà Rịa – Vũng Tàu (96,3%); Kiên Giang (96,1%).
Đối với nhóm từ 12 đến dưới 17 tuổi, tỷ lệ tiêm nhắc đạt 33%. Các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi nhắc thấp gồm Hà Tĩnh (11,3%); Điện Biên (2,5%); Phú Yên (8,8%); Bình Thuận (10,7%); Bà Rịa – Vũng Tàu (10,8%). Các tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi nhắc cao gồm Bắc Giang (76,3%); Trà Vinh (76,8%); Vĩnh Long (66,9%).
Nhóm từ 5 đến 11 tuổi, mũi 1 đã triển khai tiêm cho 7.881.588 trẻ (68,9%); mũi 2 đạt 36,5% với 4.171.290 trẻ. Các địa phương có tỷ lệ tiêm thấp ở nhóm đối tượng này gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Quảng Nam, Hà Tĩnh.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả tiêm vaccine trên địa bàn, đồng thời khẩn trương chỉ đạo phát động chiến dịch tiêm chủng - Ảnh: VGP/Hiền Minh
Vì sao chậm tiêm chủng vaccine COVID-19?
Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các địa phương trên cả nước đã nỗ lực triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 trong tháng 7 này. Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, nước ta sẽ đạt được mục tiêu bao phủ mũi 3, mũi 4 cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, tốc độ tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi còn thấp.
Tại cuộc họp bàn giải pháp để tăng tốc độ tiêm vaccine COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức mới đây, các chuyên gia đã chỉ rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 ở nước ta.
Thứ nhất là do vẫn còn nhiều thông tin trái chiều về tác dụng phụ của vaccine nên ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi tham gia tiêm chủng đầy đủ.
Một bộ phận không tiêm mũi 3, mũi 4, đặc biệt là người đã mắc COVID-19 vì cho rằng đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh. Nếu có mắc, bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nên dẫn tới tâm lý chủ quan.
Một nguyên nhân khác được chỉ ra, đó là sự di biến động dân cư, một số lượng lớn người dân quay trở lại các thành phố để học tập, làm việc, vì vậy việc thống kê đối tượng tiêm mũi 3, mũi 4 gặp khó khăn. Ngoài ra còn có khoảng 15 triệu người đã tiêm liều bổ sung, tuy nhiên một lượng lớn người dân trong số này không tiếp tục tiêm liều nhắc lại, mặc dù đã có truyền thông, tư vấn, vận động của nhân viên y tế.
Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, theo báo cáo của các địa phương, thời gian vừa qua, số trẻ mắc COVID-19 rất nhiều (khoảng 3,5 triệu trẻ mắc COVID-19 trong tháng 2-4/2022) nhưng đa số trẻ mắc ở mức độ nhẹ dẫn đến tâm lý chủ quan của các bậc phụ huynh nên không muốn cho con đi tiêm chủng hoặc trẻ chưa đủ thời gian tiêm chủng sau khi mắc bệnh (tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ ngay sau 3 tháng mắc bệnh).
Đồng thời, đây cũng là thời gian nghỉ hè nên rất khó huy động trẻ đến tiêm chủng so với giai đoạn trước – triển khai tiêm chủng ở trường học.
Đặc biệt, không ít phụ huynh có tâm lý lo lắng về phản ứng sau tiêm, lo ngại các tác dụng phụ lâu dài của vaccine đối với trẻ nên không đồng ý cho con tiêm chủng, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em ở độ tuổi này tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ... còn ở mức thấp.
Cần phát động chiến dịch tiêm chủng
Theo bà Dương Thị Hồng, với nhóm trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, sắp tới các cháu sẽ quay trở lại trường học chuẩn bị năm học mới. Đây chính là thời điểm thuận lợi để các trường tổ chức tiêm chủng ở trường học cho các cháu.
Nhóm trẻ từ 5 đến 12 tuổi cũng như vậy. Nhất là tính từ thời điểm các bé mắc bệnh thì đến nay cũng đã đủ thời gian để các cháu được tiêm chủng vaccine COVID-19.
Bà Dương Thị Hồng khẳng định, trong thời gian qua, khi triển khai tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, ngành y tế cả nước không ghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm ở trẻ mà không được xử lý kịp thời. Vì vậy, lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mong muốn các bậc cha mẹ đồng thuận cao để các cháu có cơ hội được tiêm chủng, chủ động phòng bệnh.
Ngoài sự đồng thuận của cha mẹ, phụ huynh, bà Hồng cũng cho biết, ngành y tế cũng rất mong muốn các địa phương cùng hỗ trợ ngành y nắm được đối tượng trẻ nhỏ trên địa bàn để động viên gia đình cho các cháu sớm được tiêm chủng vaccine COVID-19, nhằm tạo ra một cộng đồng trẻ trong trường học được bảo vệ trước dịch bệnh COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay và tình hình tiêm chủng ở trong nước nhằm chủ động phòng bệnh, ngày 25/7, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả tiêm vaccine trên địa bàn, đồng thời khẩn trương chỉ đạo phát động chiến dịch tiêm chủng: tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022; hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chú trọng hoàn thành sớm việc tiêm vaccine cho các lực lượng y tế, công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, người làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp; giao chỉ tiêu và tiến độ thực hiện đến tận cấp xã.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.