Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Hiện nay là thời điểm các doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và hoàn thành kế hoạch năm. Do đó, các doanh nghiệp đã chủ động, linh hoạt tìm kiếm giải pháp thúc đẩy sản xuất, đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nỗ lực hoàn thành tốt nhất kế hoạch năm 2024 và tạo tiền đề cho năm 2025.
Công ty TNHH lưới thép Minh Quang là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm rọ thép, lồng thép, lưới B40, dây thép gai... phục vụ chủ yếu cho các công trình giao thông, thủy lợi. Với uy tín, chất lượng trong nhiều năm qua, sản phẩm của công ty đã phục vụ nhiều công trình và đáp ứng được thị trường toàn bộ khu vực trong và ngoài tỉnh và nước bạn Lào. Nếu như trước đây các công đoạn sản xuất chủ yếu được làm thủ công thì đến nay, công ty thay đổi phương thức sản xuất từ thủ công sang công nghiệp, đầu tư dây chuyền sản xuất, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tiết kiệm được chi phí. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra từ đầu năm, công ty đang tập trung sản xuất để kịp tiến độ hoàn thiện công trình cho khách hàng. Dự kiến mức tăng trưởng của Công ty năm nay sẽ tăng từ 15 đến 20% so với năm 2023.
Bà Lương Thị Lài, Giám đốc Công ty TNHH lưới thép Minh Quang cho biết: "Do cơn bão số 3 vừa qua nên các tỉnh đang ký các đơn hàng rất nhiều, vì vậy công ty đang tăng ca và động viên người lao động để kịp thời hoàn thành sản xuất cho các tỉnh thành trên cả nước".
Tại Công ty TNHH Việt Pan Pacific Thanh Hóa, là doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 8,5 triệu USD. Trong thời gian qua, công ty sản xuất các mặt hàng may mặc quần áo với 95% sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, còn lại là Hàn Quốc và Châu Âu, sản lượng 10 triệu sản phẩm/năm. Hiện, nhà máy đang tạo việc làm cho gần 3 nghìn lao động với thu nhập từ 6 triệu đến 9 triệu đồng/người/tháng. Để có được đơn hàng mới, công ty luôn nỗ lực tìm kiếm, kết nối để mở rộng thị trường, tập trung xây dựng tiêu chí về công nghệ. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao, tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Tín hiệu đáng mừng là đến thời điểm này, công ty đã ký được các đơn hàng, bảo đảm cho người lao động có việc làm đến hết tháng 9 năm 2025.
Ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc điều hành Nhà máy dệt may Việt Pan Pacific Thanh Hóa, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đơn vị sẽ đầu tư thêm các dây truyền và chúng tôi hiện nay đã có rất nhiều đơn hàng đảm bảo cho người lao động…".
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa giao chỉ tiêu cho huyện Thọ Xuân thành lập mới 150 doanh nghiệp. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, ngay từ đầu năm UBND huyện đã giao chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp cho các xã, thị trấn, các đoàn thể chính trị với quan điểm phát triển doanh nghiệp không chỉ về số lượng mà phải gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Đến thời điểm này, huyện Thọ Xuân có hơn 700 doanh nghiệp đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 25.000 lao động trên địa bàn, với thu nhập dao động trung bình từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, các doanh nghiệp đang nỗ lực đưa ra những giải pháp điều hành tích cực, linh hoạt, tăng cường tìm kiếm thị trường, hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm.
Bà Lê Thị Ninh, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ TM Quang Phát, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Công ty tăng cường mở rộng và nỗ lực để tìm kiếm thị trường để có nhiều đơn hàng cho người lao động duy trì và đảm bảo cuộc sống, bên cạnh đó công ty cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương…".
Thanh Hóa hiện có gần 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong bối cảnh kinh tế đang dần khởi sắc, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội thực hiện đồng loạt các giải pháp đa dạng hóa và làm mới sản phẩm; linh hoạt các phương thức bán hàng nhằm nâng cao doanh số, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng đảm bảo sản xuất cả năm, trong đó nhiều doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 2024.
Ông Vũ Duy Lý, Giám đốc công ty TNHH May xuất khẩu An Khánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi cố gắng tăng trưởng hơn năm ngoái. Hiện công ty cũng muốn hướng đến thị trường lớn hơn và chúng tôi đang thay đổi quy trình để đáp ứng nhu cầu của thị trường…".
Bà Trịnh Thị Thúy Loan, Quản lý Công ty TNHH Sunchine HP, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi đã đầu tư máy móc, nâng cao tay nghề cho người lao động, kết nối được đối tác để đảm bảo được việc làm cho người lao động, nguồn hàng ổn định đến hết năm 2025".
Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang tích cực thực hiện xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tổ chức lại khâu sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu sản xuất phù hợp nhằm giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đáng chú ý, có những doanh nghiệp đã ký kết được những đơn hàng đến quý II/2025.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Khai trương trụ sở mới LPBank Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Thanh Hóa vừa khai trương và đi vào hoạt động trụ sở mới tại 280 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa.
Việt Nam chi hơn 3,1 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến giữa tháng 11 năm nay, nước ta đã chi trên 3,1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô.
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Đã có khoảng 13 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ đầu tháng 11 đến nay. Mức tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm theo từng kỳ hạn.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh
Doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đang tăng tốc nhập nguyên phụ liệu để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu 11 tháng bằng cả năm 2023
Tính đến giữa tháng 11 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt hơn 680 tỷ USD. Kết quả này đã bằng hoạt động xuất nhập khẩu cả năm 2023.
Năm 2024 tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
Dự kiến năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đạt trên 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hoá đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.