ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Các doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú

Thời gian qua các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ứng dụng l công nghệ vào các hoạt động dịch vụ. Chuyển đổi số đã mở ra nhiều cơ hội, giúp ngành du lịch, dịch vụ phát triển và gia tăng tiện ích khách hàng.

Mai Phương – Xuân Quang

15/10/2024 18:12

Từ chỗ chỉ các doanh nghiệp lớn, thì hiện hầu hết các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đều quan tâm đến chuyển đổi số trong quản lý, kinh doanh, quảng bá trên môi trường số. Đối với các cơ sở lưu trú, từ khi sử dụng một số phần mềm quản lý như ASM, KiotViet, Smile... đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khâu, giảm bớt nhân sự và nâng cao chất lượng phục vụ khách.

Các doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú- Ảnh 1.

Trong đó, phần mềm ASM đang được nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú áp dụng. Phần mềm với 4 chức năng chính: quản lý cơ sở lưu trú; quản lý khách lưu trú; quản lý các dịch vụ cung cấp; quản lý nhân viên thông qua quy trình từ khi tiếp nhận khách lưu trú tới lúc trả phòng. ASM có thể kết nối trực tiếp đến hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cập nhật thông tin đăng ký lưu trú, gửi đến cơ quan công an mà không phải đi lại như trước.

Các doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú- Ảnh 2.

Ông Hoàng Minh Hợi, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng ngành than, thành phố Sầm Sơn.

Ông Hoàng Minh Hợi, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng ngành than, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Với những tiện ích thiết thực, giảm công sức đi lại, giảm thời gian, nhân lực, kinh tế, đảm bảo an ninh, ứng dụng ASM được đưa vào áp dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh trong công tác quản lý và thực hiện thông báo lưu trú. Qua đó tạo chuyển biến rõ nét trong ứng dụng công nghệ tiện ích".

Sử dụng các phần mềm hay ứng dụng công nghệ được xem là một trong những bước đột phá, tạo thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ. 

Các doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú- Ảnh 3.

Qua đó, không chỉ tạo chuyển biến rõ nét trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mà còn đóng góp tích cực trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

Các doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú- Ảnh 4.



Nguồn: Bản tin Thời sự 18h TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Giữ gìn nghề dệt bản Thái

Giữ gìn nghề dệt bản Thái

09:21 , 12/10/2024

Bộ quần áo truyền thống nam giới của dân tộc Thái rất ít xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý do khác nhau nhưng phần lớn là do nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống đã dần mai một trong thời gian qua. Gần đây, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển, đã giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân là một ví dụ.

Đoàn Famtrip Hội Du lịch Lữ hành Thành phố Thanh Hóa khảo sát du lịch tại thị xã Sa Pa, Lào Cai

Đoàn Famtrip Hội Du lịch Lữ hành Thành phố Thanh Hóa khảo sát du lịch tại thị xã Sa Pa, Lào Cai

23:07 , 11/10/2024

Trong các ngày từ 8 đến 10/10, Hội Du lịch Lữ hành thành phố Thanh Hóa tổ chức chương trình Famtrip, khảo sát các khu, điểm và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chương trình có sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp hội viên.

Thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa các tỉnh Bắc Trung bộ với Lào Cai

Thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa các tỉnh Bắc Trung bộ với Lào Cai

11:01 , 11/10/2024

Mới đây, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Hội Du lịch Lữ hành Thành phố Thanh Hóa, Chi hội Lữ hành tỉnh Nghệ An, Chi hội Lữ hành tỉnh Hà Tĩnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lào Cai - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.

Tập kết ra Bắc - Cuộc chuyển quân lịch sử

Tập kết ra Bắc - Cuộc chuyển quân lịch sử

08:29 , 11/10/2024

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Thực tiễn cách mạng 70 năm qua của đất nước đã khẳng định: đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.

Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

08:13 , 11/10/2024

Nhằm góp phần tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô, những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong 70 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)".

Về thăm Đền Lê Hoàn – ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh

Về thăm Đền Lê Hoàn – ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh

14:53 , 10/10/2024

Nằm ở trung tâm châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, trong đó có 2 vị vua đã sáng lập ra vương triều Tiền Lê và Hậu Lê - có vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa độc đáo, riêng biệt. Tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Tây Bắc, đền thờ vua Lê Hoàn được biết đến là một trong những ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh.

Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc

Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc

13:27 , 10/10/2024

Với lời ca trong sáng, thiết tha, chan chứa tình yêu thương, làn điệu hát ru của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, là nét văn hóa truyền thống của người Mường còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của nét văn hóa ấy.

Hội làng trên đất Mường Đủ

Hội làng trên đất Mường Đủ

10:39 , 10/10/2024

Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…

Từ thiện

Từ thiện

15:56 , 09/10/2024

Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.

Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo

Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo

08:23 , 09/10/2024

Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.