Các doanh nghiệp nỗ lực vượt khó do ảnh hưởng của dịch COVID – 19
(TTV) - Năm 2020, trong bối cảnh t ình hình trong nước và thế giới chịu tác động mạnh của dịch bệnh COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Thanh Hóa cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, không ít doanh nghiệp đã phải giải thể, tạm ngừng hoạt động, chấp nhận phương thức"ngủ đông" hoặc thu hẹp quy mô . Thế nhưng, trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa đã kiên cường, chủ động tìm cách ứng phó, từng bước vượt qua thách thức, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh , tiếp tục có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
![]() |
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Đứng trước khó khăn, các doanh nghiệp đã chủ động rà soát lại khối lượng công việc, chiến lược và mục tiêu kinh doanh, điều chỉnh và bố trí nhân sự phù hợp, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, duy trì bộ máy hoạt động tinh gọn và hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng các đối tác, khách hàng, cùng nhau chia sẻ và vượt qua khó khăn.
![]() |
Thanh Hóa hiện có hơn 15.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt, tích cực tìm ra các giải pháp phù hợp để vừa ứng phó với tình hình dịch bệnh, vừa đảm bảo duy trì và từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động. Các giải pháp chủ yếu được cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện là: áp dụng giờ làm linh hoạt, đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử; chuyển đổi mặt hàng sản phẩm chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Tuỳ theo tình hình thực tế, mỗi doanh nghiệp tăng cường sự linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi mô hình sản xuất, chủ động đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường để khai thác, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ. Theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa, sự năng động, sáng tạo, nhanh nhạy về thị trường có vai trò quan trọng, quyết định sự sống còn, phục hồi và bứt phá của mỗi doanh nghiệp.
![]() |
Theo các chuyên gia kinh tế, khó khăn chính là liều thuốc thử để đo “sức khỏe” và sự linh hoạt, sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. Tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đã khiến không ít doanh nghiệp phải lao đao, nhưng nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa đã biến nguy thành cơ, biến thách thức thành cơ hội, chủ động tìm tòi các cách thức, phương pháp sản xuất, kinh doanh thích ứng với bối cảnh bình thường mới. Bên cạnh sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Chính phủ, các cấp ngành và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh luôn đồng hành, có nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội phát triển, tiếp tục có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn./.
Bản tin Thời sự tối TTV
Đọc thêm

Thêm ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số kỳ hạn ngắn.

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.