Các giải pháp chống xuống cấp và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
(TTV) - Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô nằm trên địa bàn xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Kể từ sau khi Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ, chống xuống cấp Di sản Thành Nhà Hồ. Đến nay, các chuyên gia, các nhà khoa học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã hoàn thành công tác khai quật khảo cổ, làm rõ các cơ sở khoa học đảm bảo cho công tác tu bổ cấp thiết và bảo tồn, tôn tạo hệ thống tường thành về lâu dài.
![]() |
Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô nằm trên địa bàn xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm chính trị - văn hóa xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ. Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27-6-2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Cùng với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng khác của xứ Thanh, Di sản VHTG Thành Nhà Hồ đã và đang trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn đối với Du khách trong nước và Quốc tế.
Kể từ sau khi Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ, chống xuống cấp Di sản Thành Nhà Hồ. Kế hoạch Quản lý Thành Nhà Hồ là một công cụ quan trọng góp phần vào việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản này. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý di sản và thực hiện các cam kết của nước thành viên với UNESCO, một số văn bản pháp luật tiếp tục được bổ sung chi tiết hơn như: Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới Thành Nhà Hồ được ban hành năm 2017; đặc biệt là Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận do Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2015; Đề án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, do UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt năm 2016. Trong 10 năm thực hiện Kế hoạch Quản lý, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã được quản lý, bảo vệ hiệu quả, đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn những yếu tố tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
![]() |
Trong giai đoạn từ năm 2011-2021, với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, Viện khảo cổ học Việt Nam, tập trung ưu tiên công tác nghiên cứu, khai quật các điểm di tích ở Thành Nội, Hào thành, đàn tế Nam Giao... Từ những cuộc khai quật này, các nhà khoa học, nhà sử học đã phát hiện, tìm thấy nhiều cứ liệu quan trọng, giúp làm rõ được kỹ thuật xây dựng Thành nhà Hồ, qua đó giúp ích rất lớn cho công việc bảo vệ, trùng tu di sản đang bị xuống cấp ở nhiều vị trí. Tháng 10 năm 2017, do ảnh hưởng và tác động của cơn bão số 10 gây ra, đoạn tường thành ở phía Đông bị sạt lở có chiều dài gần 7m, cao 4m, khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 20m3. Bên cạnh đó, nhiều vị trí của đoạn tường thành phía Đông Bắc và dọc chiều dài tường thành phía Đông đang có nhiều điểm sạt lở, lún sụt, bị xô nghiêng ra phía ngoài, trong đó có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng.
Để làm rõ các luận cứ khoa học cho công tác tu sửa cấp thiết, ngày 19/3/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 948 về phê duyệt kế hoạch khai quật khảo cổ nghiên cứu cấu trúc và kỹ thuật xây dựng tường thành Di sản Thành nhà Hồ. Đến nay, các chuyên gia, các nhà khoa học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã hoàn thành công tác khai quật khảo cổ, làm rõ các cơ sở khoa học đảm bảo cho công tác tu bổ cấp thiết và bảo tồn, tôn tạo hệ thống tường thành về lâu dài. Căn cứ Tờ trình số 103 ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị thẩm định Dự án tu sửa cấp thiết tường thành đá Di sản thế giới Thành Nhà Hồ.
Được sự chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tháng 11/2020, Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 5049 về việc phê duyệt dự án Tu sửa cấp thiết tường thành đá Di sản VHTG Thành Nhà Hồ với tổng kinh phí trên 14 tỷ đồng, giao Trung tâm bảo tồn Di sản VHTG Thành Nhà Hồ làm chủ đầu tư. Tiếp đó, tháng 10/2021, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bảo tồn, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực thành nội di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (thuộc nhóm dự án số 3, giai đoạn 1), tổng vốn đầu tư gần 745,6 tỷ đồng, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ tôn tạo Di sản VHTG Thành Nhà Hồ một cách tổng thể, lâu dài, tháng 12/ 2021, Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phê duyệt và ban hành quyết định 5518 về Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2040.
![]() |
Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và quảng bá giá trị của di sản, những nội dung được quan tâm đặc biệt bao gồm: xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị, các cấp chính quyền và người dân; xác định trách nhiệm phù hợp với thẩm quyền và chức năng của mỗi đơn vị và cấp chính quyền trong từng lĩnh vực; nhấn mạnh vai trò phối hợp giám sát, kiểm tra của các bộ, ngành có liên quan; đề cao sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch Quản lý. Các cơ chế chính sách của HĐND Tỉnh và các quyết định Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa ban hành đã góp phần quan trọng giúp cho Công tác nghiên cứu khoa học, công tác Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản gắn với phát triển Du lịch của Thành Nhà Hồ được thuận lợi, và sẽ gặt hái được những kết quả quan trọng trong thời gian tới.
![]() |
Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về mở cửa hoạt động Du lịch trên địa bàn cả nước trong tháng 3/2022, đặc biệt là mở cửa lại các đường bay quốc tế để đón Du khách nước ngoài đến với Việt Nam sau đại dịch Covid-19, hiện nay Trung tâm Bảo tồn văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đã và đang chuẩn bị tốt các điều kiện để đón du khách đến tham quan, tìm hiểu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.
![]() Ông Nguyễn Tiến Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn DSVHTG Thành Nhà Hồ: Chúng tôi đã xây dựng và được công nhận là điểm đến an toàn. Chúng tôi cũng đã xây dựng nhiều tour du lịch mới, trong đó đặc biệt là tuyến tham quan làng cổ Đông Môn gắn với Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã giữ lại những hố khai quật có nhiều dấu tích để phục vụ tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của khách du lịch khi đến với Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. |
Với những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn Hóa thế giới Thành Nhà Hồ cùng những định hướng chiến lược về phát triển du lịch của tỉnh, sự kết nối với các di tích danh thắng nổi tiếng của Xứ Thanh, hy vọng Di sản VHTG Thành Nhà Hồ sẽ tiếp tục trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với khách thập phương và Du khách quốc tế trong mùa Du lịch 2022 và những năm tiếp theo./.
Quang Tùng – Lê Quang/Phóng sự Các giải pháp chống xuống cấp và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ngày 14.3-TTV
Trình bày: Minh Hương
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quản lý thị trường hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Từ đầu năm đến nay, nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là các mặt hàng sữa, thuốc, thực phẩm chức năng… đã bị cơ quan chức năng trong cả nước phát hiện xử lý. Tại Thanh Hoá, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đòi hỏi các lực lượng chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, cũng như tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của đơn vị sản xuất kinh doanh trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Ngày 29/4/1975: Giải phóng đảo Trường Sa, tổng tiến công trên toàn mặt trận Sài Gòn - Gia Định
Ngày 29/4/1975, ta giải phóng đảo Trường Sa, tổng tiến công trên toàn mặt trận Sài Gòn-Gia Định. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị tiếp tục tiến công vào Sài Gòn với khí thế hùng mạnh nhất.

Cuộc thi “Kỹ năng xây dựng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong giải quyết án Hình sự”
Sáng 28/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Cuộc thi “Kỹ năng xây dựng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong giải quyết án Hình sự” năm 2025.

Không để gián đoạn việc phục vụ Nhân dân
Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tích cực triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị cho việc kết thúc hoạt động của cấp huyện. Trong giai đoạn cận kề sáp nhập này, tổ chức bộ máy, chính quyền ở cấp xã vẫn duy trì thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo thông suốt các hoạt động phục vụ Nhân dân.

Trao 200 suất cơm “0 đồng” cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Mới đây, Trung tâm Vietskill Thanh Hoá phối hợp với phòng Công tác Xã hội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức trao tặng 200 suất ăn 0 đồng cho các bệnh nhân và người nhà có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện.

Tin gió mùa đông Bắc
Theo dự báo từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, hôm nay (28/4) không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và khu vực tỉnh Thanh Hoá.

Thông báo truy tìm người bị hại trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC02) Công an tỉnh Thanh Hóa đang thụ lý điều tra vụ án: “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra ngày 19/4/2025, tại thôn Tiền Thôn, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hóa.

Các hình thức nhận lương hưu từ 1/7/2025
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định một số điểm mới về các hình thức nhận lương hưu, chế độ BHXH được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây. Theo đó, người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu phù hợp.

Nơi gửi lòng tri ân
Những năm qua, Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa là nơi trực tiếp chăm sóc các thương, bệnh binh, nạn nhân chất độc màu da cam và thân nhân liệt sĩ; thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước dành cho những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu cho hòa bình, độc lập của Tổ quốc hôm nay.

Các cảng hàng không dự kiến đón 2,4 triệu khách cao điểm 30/4-1/5
Theo tính toán của cơ quan chức năng, lượng khách qua các cảng hàng không trong cả nước cao điểm lễ 30/4-1/5/2025 dự kiến đạt khoảng 2,4 triệu khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.