Các loại nước uống tốt cho người bị viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn. Trong chế độ ăn uống, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, tăng sức đề kháng để góp phần tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi.
![]() |
Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, niệu quản, thận. Biểu hiện là các triệu chứng như: Sốt cao, đái buốt, đái rắt, nước tiểu đục, nước tiểu có máu, mủ, đau thắt lưng…
Để điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần dùng kháng sinh theo đúng chỉ định. Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu. Khi uống nhiều nước, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, nhờ đó giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu dễ dàng.
1. Nước rau má
Dùng nước ép rau má riêng hoặc kết hợp rau má với mía đỏ nấu nước uống.
- Nguyên liệu: Rau má 50g, mía đỏ 100g.
- Cách dùng: Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước trộn đều với nước rau má, chia uống trong ngày.
2. Nước rau dền
- Nguyên liệu: Rau dền cơm 50g, lá bông mã đề 30g, cam thảo đất 10g.
- Cách dùng: Tất cả rửa sạch, ép lọc lấy nước, uống trong ngày.
3. Nước đậu xanh đường phèn
- Nguyên liệu: Đậu xanh để cả vỏ 100g, đường phèn 20g.
- Cách dùng: Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm nước đun thật kỹ, chắt lấy nước đặc. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.
4. Nước giá đậu xanh đường phèn
- Nguyên liệu: Giá đậu xanh 200g, lá bông mã đề 30g, đường phèn 30g.
- Cách dùng: Rửa sạch giá đậu xanh và lá bông mã đề, ép lọc lấy nước. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.
5. Nước dừa, mía đỏ
- Nguyên liệu: Dừa 1 quả, mía đỏ 100g.
- Cách dùng: Dừa bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía quấy đều, chia uống trong ngày.
Mía đỏ ép lấy nước. Ảnh: VFA
6. Nước râu ngô
Có thể dùng riêng râu ngô hoặc dùng râu ngô kết hợp lá bông mã đề nấu nước uống.
- Nguyên liệu: Râu ngô 50g, lá bông mã đề (30g), đường trắng (20g).
- Cách dùng: Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều uống dần trong ngày.
7. Nước lá bông mã đề
Dùng lá mã đề tươi đun nước uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng lá bông mã đề kết hợp râu ngô như trên nấu nước uống.
8. Nước rễ cỏ tranh
Dùng riêng rễ cỏ tranh hoặc dùng rễ cỏ tranh kết hợp với vỏ quả dưa hấu và mía đỏ nấu nước uống.
- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 20g, vỏ quả dưa hấu 50g, mía đỏ 50g.
- Cách dùng: Rễ cỏ tranh rửa sạch, vỏ quả dưa hấu thái nhỏ, mía đỏ 50g chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống trong ngày.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.