Các nước hành động khẩn vì "siêu biến chủng" B.1.1.529
Biến chủng B.1.1.529 có nhiều đột biến chưa từng có đang gây lo ngại toàn cầu, giới chức nhiều nước đã hành động khẩn cấp đề phòng nguy cơ biến chủng này có thể kéo theo làn sóng Covid-19 nguy hiểm.
"Đóng băng" hàng không với nhiều nước châu Phi
Thông tin về B.1.1.529, một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 với số lượng đột biến bất thường được phát hiện cách đây vài ngày ở châu Phi, khiến nhiều nước lập tức ban bố lệnh cấm đi lại với hàng loạt quốc gia ở lục địa đen.
Anh là một trong những quốc gia đầu tiên ban bố lệnh tạm ngừng các chuyến bay từ một số quốc gia châu Phi gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và Eswatini.
Trước đó, một số nước Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Áo, Pháp, Italy, Hà Lan và Malta cũng đã thông báo cấm nhập cảnh đối với toàn bộ du khách đến từ Nam Phi Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn viết trên Twitter rằng, Đức đã tuyên bố Nam Phi là "vùng biến chủng virus", nghĩa là các hãng hàng không chỉ được pháp vận chuyển công dân Đức từ Nam Phi trở về nước. Tất cả công dân Đức từ Nam Phi trở về phải cách ly y tế 14 ngày kể cả đã tiêm đủ vaccine Covid-19 hay đã khỏi Covid-19.
Giới chức Hà Lan cũng có động thái tương tự với việc ban bố lệnh cấm các chuyến bay từ Nam Phi bắt đầu từ đêm 26/11. Italy cũng cấm toàn bộ người đến từ Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini. Trong khi đó, Cộng hòa Séc cho biết, tất cả người không phải công dân của nước này mà gần đây từng đến Nam Phi đều không được phép nhập cảnh.
Tây Ban Nha áp hạn chế đi lại đối với Nam Phi và một số nước láng giềng của nước này. Cuối ngày 26/11, Pháp cũng thông báo tạm ngừng chuyến bay từ một số nước châu Phi trong ít nhất 48 tiếng. Ngoài ra, theo Bộ trưởng Y tế Pháp Oliver Veran, tất cả những người nhập cảnh gần đây từ khu vực này phải làm xét nghiệm Covid-19 và theo dõi sát sao.
![]() |
Cao ủy châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi tạm ngừng toàn bộ giao thông hàng không đi và đến từ các nước, vùng lãnh thổ xuất hiện biến chủng B.1.1.529 cho đến khi giới khoa học có đánh giá rõ ràng hơn về các nguy cơ mà nó có thể gây ra.
Quan chức này nhấn mạnh, châu Âu cần phối hợp hành động "nhanh chóng và quyết đoán". "Ủy ban châu Âu đã đề xuất các nước thành viên kích hoạt phanh khẩn cấp đối với hoạt động đi lại từ các quốc gia ở phía nam châu Phi và các quốc gia bị ảnh hưởng nhằm hạn chế đà lây lan của biến chủng mới", bà Leyen nói. Một hội đồng các chuyên gia y tế đại diện cho 27 quốc gia thành viên EU đã tán thành đề xuất này.
Hiện châu Âu đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng B.1.1.529 đầu tiên tại Bỉ. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo, thế giới đang phải đối mặt với một biến chủng SARS-CoV-2 hoàn toàn khác với biến chủng phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) cách đây hai năm.
"Quý vị có thể nói đây là Covid-21, chứ không phải Covid-19. Nó (B.1.1.529) có thể dễ lây lan gấp 3 lần chủng gốc", ông Croo cảnh báo. Ông cũng công bố hàng loạt biện pháp mới để đối phó với làn sóng Covid-19 thứ 4. Các biện pháp này gồm đóng cửa hộp đêm, sàn nhảy trong 3 tuần, cấm tiệc tùng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải đóng cửa trước 23h, nhà hàng phải giới hạn mỗi bàn ăn không quá 6 người.
Không chỉ châu Âu, một số nước châu Á cũng lập tức ban bố hạn chế đi lại với nhiều nước châu Phi.
Nhật Bản quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới với du khách đến từ 6 nước châu Phi gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và Eswatini bắt đầu từ 27/11.
Singapore sẽ tạm ngừng nhập cảnh đối với người không phải công dân của họ đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe bắt đầu từ ngày 28/11. Trong khi đó, công dân và thường trú nhân Singapore từ những nước này trở về phải tự cách ly tại nhà 10 ngày. Malaysia cũng có động thái tương tự. Philippines tạm ngừng ngay lập tức các chuyến bay đến từ Nam Phi và 6 nước khác do lo ngại biến chủng B.1.1.529. Du khách đến từ 7 nước này sẽ chưa được nhập cảnh Philippines cho đến ngày 15/12.
Chính phủ Ấn Độ yêu cầu tất cả các bang kiểm soát chặt toàn bộ người từ Nam Phi và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến chủng mới dù chưa thắt chặt kiểm soát biên giới.
Danh sách các nước hạn chế đi lại với một số nước châu Phi chắc chắn sẽ còn mở rộng tiếp. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, các nước chưa nên vội áp hạn chế đi lại liên quan đến B.1.1.529.
"Chúng tôi khuyến cáo chưa nên thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại vào thời điểm này. WHO đề nghị các quốc gia áp dụng cách tiếp cận dựa trên khoa học và đánh giá đúng mức độ rủi ro khi áp các biện pháp hạn chế đi lại", phát ngôn viên WHO Christian Lindmeier cho biết ngày 26/11.
Theo giới chuyên gia, giải pháp lúc này đã tăng tốc tiêm chủng thay vì hạn chế đi lại.
Thị trường chứng khoán giảm sốc
Sự xuất hiện của B.1.1.529 cũng kéo theo cú sốc cho thị trường toàn cầu. Các thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm, trong đó giảm mạnh nhất là các cổ phiếu của doanh nghiệp lữ hành.
Chỉ số Down Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm 2,5% ngay đầu phiên, và tiến tới phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Chỉ số chứng khoán châu Âu trên đà giảm mạnh nhất 13 tháng, trong khi chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10, trong đó chỉ số của Nhật Bản và Hong Kong giảm mạnh nhất.
Giá dầu trên thị trường thế giới cũng giảm 10 USD mỗi thùng, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 9,1 USD xuống còn 73 USD/thùng, tương đương giảm 11,2%. Giá dầu WTI giảm 10, 1 USD hay xấp xỉ 13% xuống 68,29 USD/thùng.
Giá dầu giảm cùng với đà bán tháo trên thị trường chứng khoán do giới đầu tư lo ngại biến chủng mới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.
B.1.1.529 được phát hiện đầu tiên tại châu Phi trong tuần này. Theo các nhà khoa học, B.1.1.529 có tới 32 đột biến ở protein gai và có lẽ là biến chủng có chứa nhiều đột biến nhất từ trước đến nay của virus SARS-CoV-2. Vì đặc điểm này, B.1.1.529 được mô tả với các tên gọi như "biến chủng tồi tệ nhất" hay "siêu biến chủng".
Tuy mới chỉ phát hiện khoảng 100 ca nhiễm B.1.1.529, nhưng giới khoa học lo ngại, với lượng đột biến chưa từng thấy, nó có thể dễ lây lan hơn hoặc dễ kháng vaccine hơn.
Các chuyên gia của WHO đã họp bàn để xác định liệu có xếp B.1.1.529 vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại" hay không. Theo WHO, giới khoa học có thể mất vài tuần để tìm hiểu rõ hơn về B.1.1.529.
Theo Minh Phương/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngân hàng Trung ương châu Âu khẳng định lạm phát đang trong tầm kiểm soát
Theo biên bản cuộc họp mới nhất vừa được công bố hôm 22/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày càng tin tưởng rằng lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã được kiểm soát. Tín hiệu này cho thấy Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' về giảm thuế và chi tiêu
Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn nhằm hiện thực hoá chương trình nghị sự quan trọng của Tổng thống Donald Trump, đồng thời khiến nước Mỹ gánh thêm khoản nợ hàng nghìn tỷ đô la. Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển đến Thượng viện trước khi ông Trump ký thành luật.

Ấn Độ-Pakistan phát cảnh báo lẫn nhau
Trong khi Ấn Độ tuyên bố, Pakistan sẽ phải đối mặt với những hậu quả nếu các vụ tấn công khủng bố xuyên biên giới tiếp tục xảy ra, Islamabad cũng cảnh báo sẵn sàng đáp trả nếu New Delhi vi phạm lệnh ngừng bắn và xâm phạm chủ quyền.

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.