Các nước tăng cường biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 với người đến từ Trung Quốc
Ngày 2/1, thêm một số quốc gia như Hàn Quốc, Qatar, Chile đã bắt đầu yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với những người đến từ Trung Quốc. Biện pháp này được áp dụng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Trung Quốc, đồng thời nhằm ngăn chặn sự lây lan biến thể Omicron BF.7 của virus SARS-CoV-2, vốn được cho là nguyên nhân khiến hàng triệu người trên khắp thế giới mắc COVID-19 trong tuần qua.
Tại Hàn Quốc, biện pháp này đã được công bố cách đây 3 ngày. Theo đó, yêu cầu tất cả những người đến từ Trung Quốc phải xét nghiệm PCR trong ngày đầu tiên nhập cảnh. Các du khách Trung Quốc cũng được bố trí khu vực riêng để chờ kết quả xét nghiệm được xác nhận, trong khi công dân Hàn Quốc và người nước ngoài được phép cư trú ở Hàn Quốc trở về từ Trung Quốc phải cách ly tại nơi cư trú của họ sau khi xét nghiệm PCR. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo và Lãnh đạo Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc Jee Young-mee đã trực tiếp đến thị sát tình hình triển khai biện pháp tại sân bay.
Cũng từ ngày 2/1, Bộ Y tế Chile đã chính thức yêu cầu mọi khách du lịch từ Trung Quốc tới nước này phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Thông báo của Bộ Y tế Chile nêu rõ yêu cầu xét nghiệm PCR âm tính đối với du khách Trung Quốc là quy định bổ sung cho tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế do đại dịch COVID-19 vừa được chính phủ nước này gia hạn đến hết tháng 3/2023.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke cho biết nước này không bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với du khách từ Trung Quốc nhưng sẽ thực hiện hai biện pháp, gồm xét nghiệm mẫu nước thải trên các máy bay khởi hành từ Trung Quốc và những du khách từ Trung Quốc, có triệu chứng liên quan đến COVID-19, sẽ phải trải qua xét nghiệm PCR hoặc kháng nguyên. Bộ trưởng Vandenbroucke cũng đề nghị Liên minh châu Âu (EU) áp dụng một chính sách chung của châu Âu bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với du khách khởi hành từ Trung Quốc và đặt chân lên đất EU.
Trong khi đó, hãng thông tấn QNA đưa tin Qatar từ ngày 3/1, quốc gia vùng Vịnh này yêu cầu khách du lịch đến từ Trung Quốc xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành. Yêu cầu nói trên được áp dụng cho tất cả khách du lịch đến từ Trung Quốc bất kể tình trạng tiêm phòng COVID-19.
Bên cạnh tâm lý thận trọng khi tiếp nhận du khách từ Trung Quốc, một số quốc gia coi việc Bắc Kinh mở cửa trở lại là cơ hội tốt, mang lại nguồn khách du lịch dồi dào cho ngành du lịch trong nước. Trong một phát biểu ngày 2/1, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đánh giá việc Trung Quốc sắp mở cửa lại biên giới từ ngày 8/1 tới sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế và du lịch của vương quốc này. Campuchia hy vọng sẽ đón khoảng 2 triệu du khách Trung Quốc trở lại trong năm 2023. Trước đại dịch COVID-19, Campuchia đã đón 2,36 triệu du khách Trung Quốc trong năm 2019.
Cơn sốt mua sắm Ngày độc thân lan tới Mỹ, cạnh tranh với Black Friday
Trang thương mại điện tử quốc tế AliExpress lần đầu tiên ra mắt lễ hội mua sắm Ngày độc thân (11/11) tại Mỹ, nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng xứ cờ hoa một trải nghiệm mua sắm mới bên cạnh Black Friday (Thứ Sáu đen tối) và Cyber Monday (Thứ Hai điện tử).
Thủ tướng Haiti bị sa thải trong bối cảnh bạo lực leo thang
Ngày 11/11, Hội đồng cầm quyền được thành lập nhằm phục hồi trật tự và hướng tới một quá trình chuyển đổi dân chủ tại Haiti đã ra quyết định sa thải thủ tướng lâm thời Garry Conille, trong bối cảnh nước này đang rơi vào một làn sóng bất ổn chính trị mới và bạo lực băng nhóm gia tăng.
Nội các Nhật Bản đồng loạt từ chức, chuẩn bị thành lập chính phủ mới
Một phiên họp Quốc hội bất thường của Nhật Bản chuẩn bị diễn ra trong chiều 11/11 (giờ địa phương), để bầu thủ tướng thứ 102 của nước này, chỉ 42 ngày sau khi Thủ tướng đương nhiệm Shigeru Ishiba nhậm chức. Ngay sáng 11/11, chính phủ của ông Ishiba Shigeru đã tổ chức một cuộc họp lần cuối, sau đó đồng loạt từ chức.
Nga chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư
Bác sỹ trưởng ngành ung thư của Bộ Y tế Liên bang Nga, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế X-quang quốc gia Nga Andrey Kaprin cho biết nước này sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine chống ung thư từ cuối năm 2024, đầu năm 2025.
Biến đổi khí hậu đang đe dọa sức khỏe toàn cầu
Từ ngày 11 – 22/11, Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) sẽ diễn ra tại Azerbaijan, trong bối cảnh năm 2024 được dự đoán là năm nóng nhất trong lịch sử và thế giới tiếp tục đối mặt các hậu quả thảm khốc từ lũ lụt, hạn hán, nắng nóng và bão lốc.
Cảnh sát Hà Lan bắt giữ 10 đối tượng sau vụ tấn công bài Do Thái
Ngày 8/11, Thị trưởng thành phố Amsterdam, Hà Lan, Femke Halsema cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 10 đối tượng tình nghi liên quan đến các vụ tấn công mang tính chất bài Do Thái sau trận đấu bóng đá thuộc giải Europa League vào tối 7/11. Amsterdam cũng đã cấm các cuộc biểu tình trong ba ngày kể từ ngày 8/11.
Khủng hoảng chính trị tại Đức: Khoảng 65% cử tri mong muốn tiến hành bầu cử sớm
Khoảng 65% cử tri Đức mong muốn tiến hành bầu cử càng sớm càng tốt, cụ thể là vào tháng 1 năm sau, thay vì theo mốc thời gian được Thủ tướng Scholz đưa ra trước đó là vào tháng 3/2025. Đây là kết quả cuộc thăm dò mới nhất mà Đài truyền hình công cộng ARD công bố ngày 8/11
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 vượt mốc 6.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, cùng với quyết định cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục. Chốt phiên giao dịch ngày 8/11, chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 5.995,54 điểm, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất trong phiên là 6.012,45 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số này bứt phá khỏi mốc 6.000 điểm, mốc được xem là quan trọng về mặt tâm lý.
Mỹ thúc đẩy nỗ lực ngoại giao chấm dứt xung đột tại Trung Đông
Ngày 8/11, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nỗ lực xúc tiến giải pháp ngoại giao nhằm đạt được các thỏa thuận chấm dứt tình trạng xung đột của Israel ở Dải Gaza và Liban, thông qua các cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ và những người đồng cấp trong khu vực.
IISS: Năng lực quốc phòng châu Âu chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực
Theo báo cáo do Viện Nghiên cứu an ninh quốc tế (IISS) của Anh công bố ngày 8/11, dù đã tăng chi tiêu, song năng lực quốc phòng của châu Âu lại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.