Các trường khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đảm bảo chất lượng giáo dục
Mặc dù năm học 2023-2024 đã được hơn 1 tháng nhưng tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học vẫn chưa được được khắc phục thỏa đáng, điều này đã gây không ít khó khăn cho các trường nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2023-2024, hiện nay các nhà trường đã và đang triển khai nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, đảm bảo chất lượng giáo dục.
Trường Tiểu học Hoằng Phụ là đơn vị có tình trạng thiếu giáo viên với số lượng lớn tại huyện Hoằng Hóa. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục năm học 2023-2024 nhà trường đã triển khai dồn lớp, động viên giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi, hợp đồng với 3 giáo viên văn hóa,... Mặc dù vậy, công tác dạy và học vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Bà Nhữ Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa
Bà Nhữ Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa cho biết: "Nếu tính định biên chế theo quy định của Bộ, chúng tôi thiếu 13-14 giáo viên. Vì thế giáo viên dạy tăng tiết tăng buổi, trước 21 tiết thì giờ lên 26 tiết. Năm học này chúng tôi dồn 1 khối. Vì vậy số học sinh 1 lớp tăng lên 57 em. Số lượng học sinh tăng như vậy thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục rất là khó, phòng học thì chật, các con học rất là chật. Nhiều năm rồi việc nâng cao chất lượng học tại nhà trường vẫn rất khó khăn".
Việc dạy tăng tiết, tăng buổi đã phổ biến tại trường Tiểu học Hoằng phụ nhiều năm qua. Đặc biệt, do tình trạng thiếu giáo viên đặc thù nên một số giáo viên ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn phải đảm nhiệm dạy các môn học khác. Vì vậy khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Cô giáo Nguyễn Thị Bích, giáo viên văn hóa trường Tiểu học Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa cho biết thêm: "Ngoài môn chính khóa, chúng tôi phải dạy môn đặc thù như mỹ thuật. Lớp đông phải dạy thêm buổi".
Tại trường THCS Hoằng Trường, ngoài khó khăn về cơ sở vật chất thì tình trạng thiếu giáo viên tại trường đã tạo áp lực lớn cho Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên trong việc phân công, thực hiện nhiệm vụ năm học. Năm học này nhà trường thiếu tới 14 giáo viên. Các môn học thiếu giáo viên nhiều như: Toán, Tiếng Anh, Địa Lý, Hóa Học, thậm chí những môn đặc thù không có giáo viên, nhà trường phải phân công giáo viên dạy chéo nhằm đảm bảo đủ tiết, đủ buổi cho học sinh.

Ông Đỗ Đăng Sơn, Hiệu trưởng trường THCS Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa
Ông Đỗ Đăng Sơn, Hiệu trưởng trường THCS Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa chia sẻ: "Thiếu 14 giáo viên trường gặp rất nhiều khó khăn. Một số bộ môn không có. Môn chính như môn Tiếng anh chúng tôi không bố trí được người dạy thay. Nên hiện nay chúng tôi không thể sắp xếp dạy đủ Tiếng anh và buổi sáng. Mặc dù dạy cả buổi chiều nhưng chúng tôi vẫn phải cố gắng để đủ tiết theo quy định. Chúng tôi mong muốn các ban ngành bố chí đủ giáo viên đặc biệt là các môn còn thiếu".

Không chỉ ở Hoằng Hóa mà ở nhiều địa phương trong tỉnh, tình trạng thiếu giáo viên cũng gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngay tại địa bàn Thành phố Thanh Hóa nhiều trường học cũng chật vật để phân công giáo viên dạy tăng buổi, tăng tiết. Tại trường THCS Tào Xuyên, Thành phố Thanh Hóa, năm học này số lượng học sinh tại trường tăng 107 em. Mặc dù được phân công thêm 1 giáo viên về trường nhưng vẫn còn thiếu 6 giáo viên đứng lớp và 12 giáo viên so với quy định chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thêm vào đó, do được sáp nhập bởi 2 trường THCS Tào Xuyên và THCS Hoằng Lý nên các giáo viên phải dịch chuyển từ điểm trường này đến điểm trường kia. Vì vậy, việc phân công giáo viên giảng dạy hợp lý ở các khối, lớp học là một bài toán khó đối với Ban giám hiệu nhà trường.

Ông Vũ Tiến Dũng, Hiệu trưởng trường THCS Tào Xuyên, Thành phố Thanh Hóa
Ông Vũ Tiến Dũng, Hiệu trưởng trường THCS Tào Xuyên, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Năm học này triển khai chương trình giáo dục phổ thông ở cả 3 khối học 6,7,8, việc bố trí thời khóa biểu cho các môn Lịch sử, Địa lý, Khoa học tự nhiên rất khó khăn".
Trước thực trạng trên, ngay từ đầu năm học trường THCS Tào Xuyên đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp như phân công giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi, hợp đồng với giáo viên…. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giáo dục thì cần sự chung tay, đồng lòng của đội ngũ cán bộ giáo viên tại nhà trường. Họ không chỉ có trách nhiệm đối với môn chuyên ban mà ngay cả với môn trái ban cũng nỗ lực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để giảng dạy, truyền đạt cho học sinh một cách dễ hiểu nhất.
Cô Lại Thị Nhu, giáo viên Tiếng Anh, trường THCS Tào Xuyên, Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Bản thân dạy Tiếng Anh còn phải dạy môn giáo dục công dân, môn công nghệ để đáp ứng được các số tiết. Giáo viên không có chuyên ban mình phải giành nhiều thời gian giành nhiều thời gian học hỏi để bài giảng đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, cho học sinh hứng thú với môn học."

Thực trạng thiếu giáo viên đã tồn tại từ nhiều năm nay tại Thanh Hóa và diễn ra tại tất cả các huyện, thị, thành phố, ở tất cả các cấp học. Tính đến tháng 5/2023, toàn tỉnh thiếu hơn 16.000 giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nếu tính theo định mức quy định của UBND tỉnh thì thiếu hơn 8.900 giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên gây ra rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý triển khai nhiệm vụ chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn. Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, căn cứ quy mô trường, lớp, số học sinh của năm học 2023-2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất Bộ Nội vụ xem xét, trình Chính phủ giao bổ sung 16.634 biên chế giáo viên, trong đó mầm non là 4.936 biên chế; tiểu học 4.703 biên chế; THCS 6.131 biên chế; THPT 864 biên chế. Tuy nhiên, đến nay số lượng giáo viên được bổ sung vẫn rất hạn hẹp, ngành giáo dục vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Ông Lê Đức Thọ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoằng Quang, Thành phố Thanh Hóa
Ông Lê Đức Thọ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoằng Quang, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Rõ ràng khi thiếu đội ngũ thì chất lượng không đảm bảo. Rất mong các cấp, các ngành sớm có phương án phù hợp để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo chất lượng giáo dục".
Có thể thấy rằng thực trạng thiếu giáo viên đã tồn tại nhiều năm và không dễ khắc phục trong ngày một, ngày hai được. Vì vậy, tại các trường học, giáo viên phải gồng mình để đảm bảo chất lượng giáo dục theo đúng nhiệm vụ năm học đã đề ra. Mong rằng, chia sẻ với những khó khăn chung của ngành giáo dục, các cấp ủy chính quyền sớm triển khai các phương án, giải pháp nhằm khắc phục từng bước thực trạng trên. Bên cạnh đó, thiết nghĩ các tổ chức xã hội, người dân cũng cần có sự quan tâm, chia sẻ tới những người làm nghề giáo. Bởi họ đã và đang phải nỗ lực cống hiến, không ngại hy sinh thời gian, công sức để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ giáo dục năm học 2023-2024. Sự đồng cảm, động viên, chia sẻ,… chính là động lực to lớn để những người làm nghề giáo vượt qua thách thức và gặt hái những thành quả trong sự nghiệp trồng người.

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn Việt Nam tham dự sân chơi toán học quốc tế tại Turkmenistan giành kết quả xuất sắc với 6/6 học sinh đạt huy chương vàng.

Festival kinh tế năm 2025
Tối 26/4, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Festival kinh tế năm 2025 với chủ đề “Kinh tế xanh”.

Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM
Giữa không gian xanh mát của Công viên Hội An (Thành phố Thanh Hóa), hàng trăm em học sinh tiểu học đã có một ngày trải nghiệm đầy lý thú và sáng tạo cùng chương trình “Nhà thám hiểm nhí – Hành trình về phố cổ Hội An” do Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City tổ chức. Đây không chỉ là một hoạt động ngoại khóa, mà còn là “lớp học đặc biệt” đưa các em bước vào thế giới STEM – nơi kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được lồng ghép một cách sinh động qua những trạm khám phá, thí nghiệm, xây dựng và tư duy logic.

Những thầy giáo mầm non vùng cao
Thanh Hóa là một trong những địa phương của cả nước có số lượng thầy giáo dạy học mầm non tương đối đông. Điều đặc biệt, các thầy giáo mầm non ở xứ Thanh đều có hàng chục năm gắn bó với các huyện miền núi. Họ tận tâm với nghề, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, dạy từng lời ca, điệu múa cho các em.

UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1200 ngày 22/4/2025 phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hơn 1,1 triệu học sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Dự kiến hơn 1,1 triệu học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 năm 2025. So với năm ngoái, số thí sinh tăng từ 1,06 lên trên 1,1 triệu, cao hơn khoảng 40.000 em. Con số nêu trên là nhóm học sinh tốt nghiệp năm nay, chưa tính thí sinh tự do.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh cả nước thực hiện việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm nay, thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do đều thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến. Để tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Sôi nổi hội thi Rung chuông vàng ở Mường Lát
Mới đây, tại Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" năm học 2024 - 2025.

Tư vấn hướng nghiệp cho Đoàn viên và học sinh ở Như Xuân
Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Huyện đoàn Như Xuân và các đơn vị Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện, Trường THCS Thượng Ninh tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Chất lượng bữa ăn tại các nhóm trẻ mầm non tư thục còn nhiều hạn chế
Đối với trẻ mầm non, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Chất lượng bữa ăn của nhóm trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Theo ghi nhận của phóng viên thời sự, hiện nay ở một số nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chất lượng bữa ăn còn nhiều hạn chế, rất cần sự quan tâm đúng mức từ phía nhà trường, các ngành chức năng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.