ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cách bài trí phòng Bầu Dục tiết lộ phong cách làm việc của ông Biden

Phòng Bầu Dục – nơi làm việc của Tổng thống Joe Biden trong 4 năm tới đã có sự biến đổi một cách ấn tượng và đầy tinh tế, phản ánh rõ thị hiếu và phong cách làm việc của ông.

21/01/2021 22:44

Tràn ngập hình ảnh các nhà lãnh đạo và nhân vật biểu tượng của Mỹ

Sau khi tân tổng thống lên nắm quyền, mọi con mắt đều dõi theo những gì đang xảy ra bên trong phòng Bầu Dục để xem những thỏa thuận nào được thực hiện, những chính sách gì được công bố. Không chỉ là biểu tượng quyền lực của các tổng thống Mỹ, căn phòng này còn phản ánh cá tính và phong cách lãnh đạo riêng của mỗi người.

Tổng thống Biden ký sắc lệnh hành pháp trong phòng Bầu Dục ngay sau lễ nhậm chức. Ảnh: AP

Tổng thống Biden ký sắc lệnh hành pháp trong phòng Bầu Dục ngay sau lễ nhậm chức. Ảnh: AP

Theo thông lệ, phòng Bầu Dục sẽ được thay đổi nội thất và cách trang trí mỗi khi đón một nhà lãnh đạo mới. Từng ngóc ngách trong căn phòng đều được các tổng thống Mỹ, gia đình và nhân viên của họ thay đổi một cách tỉ mỉ, từ lựa chọn đồ nội thất, tác phẩm nghệ thuật đến những đồ trang trí nhỏ đặt trên kệ.  

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho trang trí lại Phòng Bầu dục với hình ảnh các nhà lãnh đạo và nhân vật biểu tượng của nước Mỹ. Ông Biden thay thế bức chân dung Tổng thống thứ 7 của nước Mỹ Andrew Jackson ở bên trái bàn Kiên định bằng chân dung của Benjamin Franklin, một trong “những người cha sáng lập của nước Mỹ”. Giống như nhiều tác phẩm nghệ thuật được đặt tại Nhà Trắng trước đó, bức chân dung này dường như được mượn từ phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia của viện Smithsonian. Theo Washington Post, bức chân dung của ông Benjamin Franklin và một hòn đá mặt trăng đặt gần đó thể hiện sự quan tâm của ông Biden đối với khoa học, cũng như nhắc nhở về thành tựu và tham vọng của các thế hệ trước.

Trước đó vào năm 2017, Tổng thống Trump đã hứng bão chỉ trích vì tổ chức một sự kiện trong phòng Bầu Dục khi ông đứng trước bức chân dung của Jackson – vị tổng thống đã ký một dự luật dẫn tới “Cuộc hành trình nước mắt”. Đây là hành trình của hơn 17.000 người da đỏ thuộc bộ tộc Cherokee di dời từ vùng đất quê hương của họ ở phía Đông sông Mississippi sang phía Tây con sông dưới lệnh của chính quyền liên bang và tiểu bang Georgia vào những năm 1838 và 1839. Trong hành trình dài hàng trăm dặm này, hàng nghìn người đã bỏ mạng, đánh dấu một chương đen tối trong lịch sử nước Mỹ.

Ông Joe Biden đã đặt một bức tượng bán thân bằng đồng của nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng gốc Latin Cesar Chavez, phía sau bàn làm việc của ông. Ông Cesar Chavez đã tìm cách nâng cao nhận thức về điều kiện làm việc khắc nghiệt của những lao động trong các nông trang ở Mỹ và đấu tranh giúp nâng cao đời sống của họ. Việc đặt bức tượng bán thân này ở Cánh Tây được thực hiện cùng thời điểm ông Biden đề xuất dự luật nhập cư cho phép các lao động nhập cư làm việc trong ngành nông nghiệp có thể nhận thẻ xanh ngay lập tức nếu họ đủ điều kiện.

Tạo sự khác biệt so với người tiền nhiệm Donald Trump

Ở bên phải bàn Kiên định, ông Biden đặt bức tranh “Đại lộ trong mưa” (thuộc bộ sưu tập tranh của Nhà Trắng). Tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa ẩn dụ này, được vẽ vào năm 1917, đã xuất hiện trong phòng Bầu dục dưới thời chính quyền Obama và Bill Clinton, nhưng bị loại bỏ trong nhiệm kỳ của ông Trump.

Ông Biden ngồi trên một chiếc ghế da màu nâu sẫm, phía sau là các bức ảnh gia đình. Ảnh: Washington Post.

Ông Biden ngồi trên một chiếc ghế da màu nâu sẫm, phía sau là các bức ảnh gia đình. Ảnh: Washington Post.

Dù không lọt vào ống kính phóng viên, nhưng theo tờ Washington Post, tượng bán thân của Linh mục Martin Luther King Jr. và thượng nghị sỹ Robert F. Kennedy cũng được đặt bên cạnh một lò sưởi trong phòng Bầu dục, như một sự ghi nhớ tầm ảnh hưởng của hai nhân vật này với nước Mỹ trong phong trào nhân quyền.

Ngoài ra còn có các tượng bán thân của Rosa Parks - biểu tượng cho cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, Eleanor Roosevelt - một chính khách có tầm ảnh hưởng và là Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Franklin D. Roosevelt cùng tác phẩm điêu khắc của Allan Houser. Washington Post cho biết, tác phẩm điêu khắc này từng thuộc về cố Thượng nghị sĩ Daniel Inouye, một thành viên Đảng Dân chủ đại diện cho Hawaii.

Chân dung các nhân vật lịch sử. Ảnh: Washington Post.

Chân dung các nhân vật lịch sử. Ảnh: Washington Post.

Tại phòng Bầu Dục cũng có các bức tranh của George Washington, Abraham Lincoln và tượng bán thân của Daniel Webster - một cựu thượng nghị sĩ.

Có hai bộ đồ vật đáng chú ý được đặt trên bàn Kiên định khi ông Biden nhậm chức, phản ánh quá trình chuyển giao quyền lực: một tách đựng trà và một hộp bút để ký các sắc lệnh.

Tổng thống Trump là người thích uống nước ngọt có gas vì thế người ta hiếm khi nhìn thấy ông Trump chụp ảnh cùng với tách trà hoặc cà phê ở bên cạnh. Ông Trump từ lâu đã thích sử dụng bút dạ màu đen, có ngòi đậm để ký tên vào các tài liệu chính thức của chính phủ.

Khi ký các sắc lện hành pháp ngày 20/1, ông Biden ngồi trên một chiếc ghế da màu nâu sẫm, khác với chiếc ghế màu nâu đỏ mà ông Trump đã ngồi khi chụp ảnh lần cuối trong phòng Bầu Dục.

Rèm cửa và thảm đều được thay đổi. Ảnh: Washington Post.

Rèm cửa và thảm đều được thay đổi. Ảnh: Washington Post.

Theo Washington Post, Tổng thống Biden cũng lựa chọn ít nhất hai món đồ nội thất từ thời Clinton gồm một chiếc thảm màu xanh lam với họa tiết hoa văn và những chiếc rèm cửa màu vàng đậm, để thay thế các món đồ nội thất của ông Trump.

Ngoài ra, còn những sự thay đổi rất nhỏ khác chẳng hạn như việc dỡ bỏ các lá cờ của các lực lượng trong quân đội Mỹ và bộ sưu tập Challenge Coin mà ông Trump sử dụng để trang trí căn phòng. Ông Biden cũng trưng bày các bức ảnh chụp gia đình ông trong phòng Bầu Dục, trong đó có ảnh các thành viên trong gia đình tháp tùng ông trong lễ nhậm chức tại Washington và một bức ảnh về người con trai quá cố Beau Biden.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

11:37 , 25/04/2024

Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010 đang gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới.

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

11:36 , 25/04/2024

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho hay, châu Á là "khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới" trong năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong về người và thiệt hại cho nền kinh tế.

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

11:34 , 25/04/2024

Theo kết quả khảo sát được tổ chức S&P Global công bố mới đây, hoạt động kinh doanh của Mỹ đã chậm lại trong tháng 4/2024, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng, do nhu cầu yếu hơn, trong khi giá đầu vào vẫn tăng mạnh.

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

11:33 , 25/04/2024

Chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Anh bỏ phiếu phê chuẩn dự luật cho phép đưa người nhập cư trái phép vào nước này tới Rwanda ), Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu đã vừa đồng loạt yêu cầu chính phủ Anh “xem xét lại kế hoạch” trục xuất người di cư đến Rwanda.

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

11:31 , 25/04/2024

Trong 24 giờ qua, 800.000 người dân tại nhiều thành phố Argentina, trong đó đa phần là sinh viên, đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách cắt giảm ngân sách đầu tư cho các trường đại học công lập của chính phủ Tổng thống Javier Milei. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" hà khắc của chính phủ Argentina kể từ khi Tổng thống Milei nhậm chức vào ngày 10/12/2023.

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

23:13 , 24/04/2024

Ngày 23/4, các nghị sỹ Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua các quy định mới về ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy đầu tư song song với duy trì kiểm soát chi tiêu công. Khi được 27 nước thành viên EU thông qua, quy định mới dự kiến được áp dụng cho ngân sách 2025.

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.