Cách mẹ bầu ăn cá an toàn
Cá là nguồn thực phẩm cung cấp protein và các axit omega-3 có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Đặc biệt, cá rất tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi.
Cẩn thận với lượng thủy ngân có trong cá
Cá là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch, mắt và cải thiện sức khỏe hệ thần kinh. Tuy nhiên khi các mẹ bầu ăn cá cùng với các chất dinh dưỡng khác, một lượng thủy ngân cũng được hấp thu vào cơ thể.
Thủy ngân là một kim loại có trong tự nhiên và tăng lên khi môi trường ô nhiễm. Hầu hết người lớn sẽ không bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ thủy ngân. Nhưng đối với các mẹ bầu, việc tiêu thụ một lượng thủy ngân đáng kể trước hoặc trong khi mang thai có thể làm sức khỏe của họ và thai nhi bị đe dọa.
Thai nhi tiếp xúc với thủy ngân sẽ có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh nặng, tổn thương não, mất khả năng học tập, điếc bẩm sinh và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những lưu ý dành cho cho mẹ bầu khi ăn cá
Các mẹ bầu nên ăn 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần (khoảng 250-350gram cá/tuần) và thường xuyên thay đổi các loại cá khác nhau trong bữa ăn.
Chỉ nên ăn 1 khẩu phần nhỏ hơn 170 gram mỗi tuần đối với một vài loại cá có hàm lượng thủy ngân trung bình như: cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá chép, cá mú, cá chim lớn,...
Mẹ bầu nên tránh ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao như: Cá thu vua, cá kiếm, cá mập, cá ngừ mắt to, cá ngói, cá tráp cam. Nếu đảm bảo khẩu phần cá như trên mẹ bầu có thể có được nhiều lợi ích từ loại thực phẩm bổ dưỡng này mà không gặp phải các nguy cơ do thủy ngân gây ra cho họ và thai nhi.
Loại cá nào tốt cho sản phụ và thai nhi?
Một số loại cá tốt cho sản phụ và thai nhi bao gồm: Cá hồi, cá trích, cá bơn, cá tuyết, cá thu nhật, cá đối, cá rô nước ngọt, cá rô phi, cá chim nhỏ, cá bơ, cá mòi...
Bên cạnh đó, các thực phẩm hải sản khác như tôm sú, tôm hùm, mực, cua, sò, hàu... cũng là thực phẩm cung cấp đạm và béo tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu từng dị ứng hoặc mẫn cảm với các loại cá trên thì không nên sử dụng.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.