ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cách phòng tránh và xử trí khi say nắng, đột quỵ do nóng

Theo Bộ Y tế, vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Sau đây là hướng dẫn cách phòng ngừa và xử trí say nắng, say nóng, đột quỵ do nắng nóng.

Lan Anh KT

26/05/2023 08:26

Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm: Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức: người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép... Những người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường...

Các triệu chứng gặp phải khi bị say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng

Mức độ nhẹ: Mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút.

Mức độ nặng: Đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt…) và có thể tử vong.

Cách phòng tránh và xử trí khi say nắng, đột quỵ do nóng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cách xử trí khi say nắng, say nóng, đột quỵ do nắng nóng

Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp như sau:

Mức độ nhẹ: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió.

Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.

Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút.

Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 - 15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.

Mức độ nặng: Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Nguồn: Bản tin THNM ngày 26/5

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Chủ động phòng tránh các bệnh lý mùa nắng nóng

Chủ động phòng tránh các bệnh lý mùa nắng nóng

18:47 , 27/05/2023

Thời tiết nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thanh Hóa, số bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hoá và đột quỵ tăng mạnh.

Mẫu giò lụa nghi gây ngộ độc botulinum có kết quả xét nghiệm âm tính

Mẫu giò lụa nghi gây ngộ độc botulinum có kết quả xét nghiệm âm tính

08:59 , 27/05/2023

Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện chưa thể xác nhận nguồn gây ngộ độc botulinum cho các bệnh nhân vừa qua là từ đâu vì 15 mẫu gồm bánh mì, chả lụa lấy từ thức ăn thừa của bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều âm tính, không phát hiện vi khuẩn C. botulinum

Kết thúc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố

Kết thúc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố

08:56 , 27/05/2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc kết thúc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

08:52 , 27/05/2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030.

Ngày 26/5, Thanh Hóa ghi nhận 64 bệnh nhân mắc COVID-19 mới

Ngày 26/5, Thanh Hóa ghi nhận 64 bệnh nhân mắc COVID-19 mới

17:42 , 26/05/2023

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa: Tính từ 16 giờ ngày 25/05 đến 16 giờ ngày 26/05/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 64 bệnh nhân mắc COVID-19 mới.

Ngày 25/5, Thanh Hóa ghi nhận 42 bệnh nhân mắc COVID-19 mới

Ngày 25/5, Thanh Hóa ghi nhận 42 bệnh nhân mắc COVID-19 mới

16:59 , 25/05/2023

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa: Tính từ 16 giờ ngày 24/05 đến 16 giờ ngày 25/05/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 42 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, cụ thể:

Hội thảo “Cập nhật lọc máu liên tục và lọc máu hấp phụ”

Hội thảo “Cập nhật lọc máu liên tục và lọc máu hấp phụ”

11:15 , 25/05/2023

Sáng 24/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Cập nhật lọc máu liên tục và lọc máu hấp phụ” với sự tham gia của Giáo sư, tiến sỹ Claudio Ronco - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới và nhiều chuyên gia đầu ngành về thận nhân tạo, lọc máu, hồi sức tích cực.

Ăn phải thực phẩm chứa độc tố botulinum nguy hiểm như thế nào?

Ăn phải thực phẩm chứa độc tố botulinum nguy hiểm như thế nào?

10:30 , 25/05/2023

Thời gian qua, cả nước ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc botulinum, dẫn đến tình trạng nguy kịch. Vậy, botulinum là gì? Và mức độ nguy hiểm khi bị ngộ độc botulinum như thế nào nếu không được điều trị kịp thời?

Tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID - 19

Tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID - 19

10:22 , 25/05/2023

Trước thực trạng dịch bệnh COVID - 19 có chiều hướng gia tăng trở lại, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ban hành công văn số 1354 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID -19.

Ngày 24/5: Thanh Hóa ghi nhận 56 bệnh nhân mắc COVID-19 mới

Ngày 24/5: Thanh Hóa ghi nhận 56 bệnh nhân mắc COVID-19 mới

17:42 , 24/05/2023

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa: Tính từ 16 giờ ngày 23/05 đến 16 giờ ngày 24/05/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 56 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, cụ thể: