Cách trị môi khô nứt nẻ, bong tróc tại nhà đơn giản nhất
Sau đây là những gợi ý điều trị môi khô, bong tróc đơn giản mà hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà.
![]() |
Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết cho môi giúp loại bỏ lớp da bị tổn thương và trẻ hóa đôi môi của bạn.
Nguyên liệu: 1 muỗng cafe mật ong; 2 muỗng cafe đường.
Cách sử dụng: Cho mật ong vào một cái bát. Thêm đường vào khuấy đều. Lưu ý hỗn hợp phải ở dạng hạt. Áp hỗn hợp lên môi và chà trong vòng 3-5 phút. Sau đó để trên môi trong vòng 10 phút. Lau sạch và rửa sạch môi.
Tần suất: Bạn nên tẩy tế bào chết 1- 2 lần/tuần.
Dầu dừa
Với các axit béo thiết yếu như axit lauric, axit oleic và axit linoleic, dầu dừa được chứng minh là có đặc tính khử trùng và dưỡng ẩm giúp điều trị môi bong tróc. Dầu cây trà có đặc tính chữa bệnh tuyệt vời giúp bạn giảm đau hoặc khó chịu.
Nguyên liệu: 1 muỗng cafe dầu dừa; 1-2 giọt dầu cây trà.
Phương pháp sử dụng: Cho dầu dừa vào một cái bát. Thêm dầu trà và trộn đều hỗn hợp; Thoa lên môi; Bạn có thể sử dụng hỗn hợp trước khi đi ngủ và để qua đêm, rửa sạch môi vào buổi sáng.
Tần suất: Có thể sử dụng hằng ngày để hiệu quả tốt nhất.
Nha đam
Nha đam có tác dụng kết dính các tế bào da bong tróc, làm mềm môi của bạn. Ngoài ra, nó có đặc tính chống viêm và khử trùng để chữa lành vùng da bị tổn thương.
Phương pháp sử dụng: Rửa sạch môi và lau khô; Thoa gel nha đam lên môi và để trên môi một lúc.
Tần suất: Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng bong tróc môi được cải thiện.
Bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ có các axit béo thiết yếu, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa giúp cho đôi môi của bạn luôn ẩm, mềm và mịn.
Phương pháp sử dụng: Rửa sạch môi và lau khô; Thoa bơ hạt mỡ lên môi trước khi ngủ và để qua đêm. Rửa sạch môi vào buổi sáng.
Tần suất: Sử dụng bơ hạt mỡ lên môi mỗi ngày cho đến khi bạn thấy môi lành lại.
Trà xanh
Nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa, trà xanh có chứa polyphenol có đặc tính bảo vệ da làm mềm môi và thúc đẩy quá trình chữa lành.
Nguyên liệu: 1 túi trà xanh; 1 cốc nước nóng.
Phương pháp sử dụng: Nhúng túi trà xanh vào cốc nước nóng. Ngâm trong vài phút. Đặt túi trà lên môi. Sau 3-5 phút lấy túi trà ra.
Tần suất: Sử dụng mỗi ngày cho đến khi môi bạn lành lại.
Theo báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.