Cách xử trí khi bị chảy máu cam
Chảy máu cam là một vấn đề hay gặp ở người lớn và trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 10. Chảy máu cam hiếm khi xảy ra và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ, nằm sát bề mặt trong mũi, dễ vỡ và dễ chảy máu. Khô niêm mạc mũi và ngoáy mũi là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu cam.
Chảy máu cam có hai loại - chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước xảy ra ở phía trước mũi và chảy máu mũi sau xảy ra ở phía sau mũi. Nếu mũi của bạn chảy máu liên tục, bạn nên đi khám ngay lập tức. Nhưng đa phần thì chảy máu mũi không gây nguy hiểm. Có nhiều cách để ngăn chặn và phòng ngừa chảy máu cam.

Nhấn để phóng to ảnh
Làm thế nào để ngăn chảy máu cam
Thư giãn: Cố gắng giữ bình tĩnh và thư giãn vì lo lắng có thể khiến bạn chảy máu nhiều hơn.
Ngồi thẳng và cúi đầu ra trước: Ngồi thẳng và cúi đầu ra trước để ngăn máu chảy xuống sau cổ họng vì điều này có thể dẫn đến nôn và gây kích ứng dạ dày. Khi ngồi lên, huyết áp trong các tĩnh mạch mũi sẽ giảm.
Bóp mũi: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào hai cánh mũi và thở bằng miệng. Tiếp tục ấn trong vòng 10 đến 15 phút vì điều này sẽ giúp gây áp lực lên phần mũi bị chảy máu và sẽ làm máu ngừng chảy. Nếu chảy máu tiếp tục thậm chí sau 10-15 phút, lặp lại trong 10-15 phút nữa. Và tránh sử dụng bông, tampon và khăn giấy để cầm máu.
Sử dụng thuốc trị ngạt mũi: Sử dụng thuốc trị ngạt mũi như oxymetazoline ở cả hai lỗ mũi. Kẹp cả hai bên mũi và thở bằng miệng trong 5 đến 10 phút.
Phải làm gì sau khi chảy máu mũi?
Tránh ngoáy mũi: Đừng ngoáy mũi vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Thường xuyên ngoáy mũi sau khi chảy máu mũi sẽ tăng nguy cơ tiếp tục bị chảy máu.
Đừng xì mũi: Tránh xì mũi trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu mũi. Khi bắt đầu xì mũi phải thật nhẹ nhàng.
Tránh ngửa đầu ra sau: Sau khi chảy máu mũi, tránh ngửa đầu ra sau và nâng vật nặng vì nó có thể gây căng thẳng trong mũi. Chỉ hoạt động nặng trở lại sau 24 đến 48 giờ.
Sử dụng túi nước đá: Chườm túi nước đá trên mũi không quá 10 phút để làm co các mạch máu và giảm viêm.
Khi nào cần đến bác sĩ?
- Nếu mũi bị chảy máu trong hơn 30 phút Bạn cảm thấy xỉu hoặc choáng váng
- Nếu chảy máu mũi là do chấn thương hoặc tai nạn.
- Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên.
Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam
Giữ ẩm cho mũi: Khô mũi khiến mũi dễ bị chảy máu, vì vậy hãy giữ ẩm bên trong mũi bằng cách bôi sáp trơn. Cũng có thể giữ cho lỗ mũi ẩm bằng cách xịt nước muối.
Cắt ngắn móng tay: Móng tay dài và nhọn có thể vô tình chọc vào mũi gây chảy máu.
Sử dụng máy phun ẩm: Máy phun ẩm bổ sung độ ẩm cho niêm mạc và ngăn không cho nó bị khô, do đó ngăn ngừa chảy máu mũi.
Bảo vệ mũi: Cân nhắc đeo mặt nạ bảo vệ mũi trong khi chơi những môn thể thao có thể gây chấn thương mũi và chảy máu mũi.
Chảy máu mũi kéo dài bao lâu? Chảy máu cam sẽ kéo dài khoảng 20 phút. Nếu mũi chảy máu trong hơn 30 phút và ảnh hưởng đến khả năng thở thì nên đi khám ngay lập tức.
Mất nước có thể gây chảy máu cam không? Có, mất nước thường liên quan đến chảy máu cam. Vì vậy, hãy uống nhiều nước để bù đủ nước cho các cơ quan của cơ thể.
Stress có thể gây chảy máu cam không? Đau đầu do căng thẳng có thể dẫn đến chảy máu cam.
Nên ăn gì sau khi chảy máu cam? Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K như cải bó xôi, súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn, v.v., vì vitamin này giúp hình thành cục máu đông và ngăn ngừa chảy máu.
Có thể đi ngủ sau khi chảy máu cam không? Gối đầu cao trong khi ngủ. Cố gắng không di chuyển đầu nhiều và giữ tư thế ngủ thoải mái.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”
Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.