Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI dưới góc nhìn doanh nghiệp
(TTV) - Thời gian qua, Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năm 2013 vươn lên đứng ở vị trí thứ 8, năm 2015 đứng ở vị trí thứ 10, tuy nhiên việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh không ổn định. Trong bối cảnh tất cả các tỉnh đều nỗ lực cao, các doanh nghiệp cho rằng, tỉnh cần nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện chỉ số PCI năm 2018 và các năm tiếp theo.
Năm 2017, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa đạt 62,46 điểm, đứng thứ 28 cả nước, thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ. Mặc dù đây là năm tỉnh đạt được điểm số cao nhất từ trước đến nay, nhưng, mức độ cải thiện lại chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền tỉnh, bởi trên thực tế, thứ hạng trên đã tụt 20 bậc so với năm 2013. Có 4/10 chỉ số thành phần trong PCI giảm điểm so với năm 2016, đó là: Tính minh bạch xếp hạng thứ 27/63, giảm 10 bậc; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xếp hạng thứ 26/63, giảm 22 bậc; đào tạo lao động xếp hạng 29/63, giảm 8 bậc; thiết chế pháp lý xếp hạng 37/63, giảm 1 bậc. Ngoài ra, một số chỉ số thành phần có cải thiện nhưng vẫn ở mức độ khiêm tốn; một số chỉ số có sự cải thiện về điểm số nhưng lại tụt về thứ hạng.
![]() |
Để cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp điểm, từ đó nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng tỉnh tiếp tục tập trung cải thiện một số lĩnh vực còn gây phiền hà cho doanh nghiệp như thuế, quản lý thị trường, đất đai, bảo hiểm xa hội; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, giảm gánh nặng chi phí không chính thức, nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường.
![]() |
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khuyến nghị Thanh Hóa tập trung nắm bắt và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các nguồn vốn, ứng phó với biến động thị trường. Đặc biệt là nâng cao hiêu quả, tạo áp lực thực thi các sáng kiến cải cách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở cấp sở, huyện, thị thành phố, cấp xã và từng công chức.
![]() |
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là nhiệm vụ quan trọng liên quan đến tăng trưởng và phát triển bền vững, do vậy, Thanh Hóa đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa tin tưởng, kỳ vọng mục tiêu của tỉnh phấn đấu PCI quay trở lại tốp 10 cả nước và đứng thứ 6 vào năm 2020 sẽ trở thành hiện thực.
Hồng Ngọc - Linh Sơn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.