Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
![]() |
Theo kế hoạch hành động này, năm 2021 lĩnh vực tài chính cần thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) trọng tâm đề ra. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thuế và hải quan; phát triển mạnh mẽ thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hiệu quả, giúp huy động các nguồn vốn để tạo nguồn lực phát triển kinh tế và đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.
Năm 2021, Bộ Tài chính phấn đấu hoàn thành các mục tiêu sau: Nâng xếp hạng chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội đảm bảo năm 2021 hoàn thành nhiệm vụ tăng từ 30-40 bậc so với năm 2019 (năm 2020 chưa đánh giá do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19). Nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới đảm bảo năm 2021 hoàn thành nhiệm vụ tăng từ 10-15 bậc so với năm 2019. Tiếp tục nghiên cứu để nâng xếp hạng chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề ra các mục tiêu: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số; tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, trong đó phấn đấu áp dụng 100% cho dịch vụ công thiết thực đối với người dân; chủ động nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử và xây dựng, triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025; tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.
Triển khai 4 nhiệm vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính tập trung triển khai 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất là nâng xếp hạng chỉ số nộp thuế. Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, lập đề nghị đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn luật; tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu; mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các TTHC lĩnh vực thuế và kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia để tạo thuận lợi cho người nộp thuế…
Nhiệm vụ thứ hai là nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới. Triển khai nhiệm vụ này, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành; tiếp tục rà soát, hoàn thiện tài liệu về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới; tăng cường công tác tuyên truyền, tạo lập kênh thông tin để cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết về kết quả cải cách lĩnh vực hải quan để bảo đảm đánh giá, xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới khách quan, chính xác…
Nhiệm vụ thứ ba là nâng xếp hạng chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán. Trong đó, sẽ triển khai thực hiện Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn luật; tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán theo các mục tiêu, yêu cầu tại chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát, hoàn thiện tài liệu về chỉ số vốn hoá thị trường chứng khoán.
Nhiệm vụ thứ tư, gồm tổng thể một số nhiệm vụ khác, đó là: phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính; về quản lý, sử dụng tài sản công; tiếp tục thực hiện cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.