Cấm xe máy vào nội đô TP HCM vào năm 2030 là không tưởng!
"Quyền chọn phương tiện là của mỗi người dân. Phải có một tiến trình lâu dài theo năng lực tài chính của thành phố chứ không thể nào cưỡng bức".
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải trình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn”.
Theo đó, đến năm 2030, khi giao thông công cộng phát triển, TP HCM sẽ cấm xe máy đi vào nhiều khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại tỏ ra quan ngại về đề án này.
![]() |
Theo Sở Giao thông vận tải, đề án khi thực hiện sẽ giảm ùn tắc giao thông, giảm thời gian đi lại, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, xây dựng hình ảnh thành phố văn minh hiện đại. Khi giảm phương tiện cá nhân và tăng sử dụng phương tiện công cộng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí chung của xã hội… nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2020, vận tải công cộng đảm nhận 15 - 20% và nâng lên khoảng 26% vào năm 2025 và đạt từ 29 - 37% vào năm 2030. Khi thị phần đảm nhận của giao thông công cộng tăng cao, thành phố sẽ tiến hành hạn chế và tiến tới ngưng hoạt động xe máy ở một số khu vực trung tâm ở Quận 1, 3, 5, 10…
Theo dõi đề án này, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Lê Ninh, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM cho rằng, nếu lập luận đơn giản rằng tăng xe buýt thì người dân bớt đi xe máy là không thực tế.
Bởi, nếu như thành phố còn chưa thoát khỏi kiểu suy nghĩ đơn giản này thì sẽ không bao giờ thành công vì không thể nào “cấm được xe máy”.
“Đây là vấn đề xã hội học chứ không đơn giản là vấn đề toán học. Chúng ta phải nghiên cứu đồng bộ và quy hoạch phát triển thành phố thành những khu dân cư và khu công nghiệp khép kín. Người dân ở đâu đi làm ở đó chứ không có chuyện ở một nơi làm một nẻo. Ở Bình Chánh mà đi làm tận Thủ Đức, đi xe buýt lại không cho mang đồ nghề dụng cụ theo thì người ta đi bằng gì?”, ông Lê Ninh nói.
![]() |
Tiến sỹ Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng thành phố cũng cho rằng, mốc thời gian đến năm 2030 thì gần như chắc chắn thành phố không thể đạt được mục tiêu cấm xe máy. Tiến sỹ Võ Kim Cương lí giải, TP HCM có cấu trúc đường hẻm nên muốn phát triển mạnh giao thông công cộng thuận lợi và cấm hoàn toàn xe máy thì phải đập bỏ và xây lại gần như toàn bộ. Điều này là không thể nên xe máy vẫn phải luôn tồn tại để phù hợp với cấu trúc này.
Theo ông Cương, cần thiết nhất hiện nay không phải cấm xe máy mà nên có chính sách hạn chế lâu dài ô tô con và tiến dần đến hạn chế dần xe máy: “Phải có một tiến trình lâu dài theo năng lực tài chính của thành phố chứ không thể nào ‘cưỡng bức’. Quyền đi lại, quyền chọn phương tiện là của mỗi người dân. Tạo điều kiện như thế nào để người dân chọn là việc của Nhà nước. Nếu có đường xá tốt, giao thông công cộng tốt thì người dân sẽ chọn phương án đi xe công cộng, còn nếu không làm tốt mà ‘cưỡng bức’ người dân đi xe công cộng thì sẽ mất lòng dân”.
Tương tự, theo ý kiến của Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Sở Giao thông Vận tải đã tiếp thu ý kiến của các chuyên gia là nâng tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng đến tỷ lệ thích hợp để bỏ dần xe máy. Đây là hướng đi đúng đắn nhưng, việc bỏ hẳn xe máy là chuyện không thể bởi mỗi loại hình quy hoạch đô thị thì có loại hình giao thông tương ứng.
Vì thế, không nên đưa ra các tiêu chí quá cực đoan mà thành phố nên bảo tồn chỉnh trang các khu đô thị cũ, khống chế mật độ dân số ở khu vực này và khuyến khích mật độ dân số cao ở các khu đô thị mới thì mới tận dụng hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.
![]() |
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nói: “Tôi thấy một định hướng đúng đắn trong tương lai là phân vùng ra, có những khu vực để có giải pháp phù hợp chứ không nên máy móc. Xe máy cũng là một phần bản sắc lịch sử của khu đô thị nên tôi nghĩ giải pháp này phù hợp, thực tế hơn là chúng ta hướng tới 2030 xóa trắng xe máy ra khỏi thành phố là không tưởng”.
Thự tế rõ ràng, với 3/4 người dân đang kiếm sống và di chuyển bằng xe máy tại TP HCM, thì đề án này chắc chắn sẽ vấp phải những khó khăn rất lớn. Mục đích cũng như định hướng về việc xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, hạn chế kẹt xe, ùn tắc giao thông là đúng nhưng… chắc chắn các cấp các ngành có chức năng phải tính toán kỹ lưỡng để có những kết quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tin bão trên biển Đông - Cơn bão số 4
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia hồi 13h giờ ngày 24/7, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.

Từ nay đến 25/7, miền núi Thanh Hóa mưa to
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 24 - 25/7 ở khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, mưa to cục bộ có mưa rất to và dông.

18 giờ chiều nay (24/7), hồ Cửa Đạt xả lũ
Trên cơ sở tình hình mực nước hồ Cửa Đạt lúc 13h00 ngày 24/7/2025 ở cao trình +106,62m và diễn biến dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn trên lưu vực hồ. Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 3 (Ban 3) thông báo lịch vận hành xả nước, điều tiết hồ Cửa Đạt để duy trì mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước cao nhất trước lũ như sau:

Xã Vạn Xuân, tỉnh Thanh Hóa kiên quyết di dời những hộ dân vùng nguy cơ sạt lở đất
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều khu vực xã Vạn Xuân, tỉnh Thanh Hóa có nguy có sạt sở cao. Các lực lượng chức năng xã Vạn Xuân đã di dời khẩn cấp 5 hộ dân với 19 nhân khẩu trong vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Thanh Hóa
Theo cảnh báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa nhiều, lượng mưa tích lũy lớn khiến nhiều nơi mô hình độ ẩm đất đã gần đạt hoặc đạt trạng thái bão hòa. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều khu vực.

Cảnh báo lũ trên các sông và nguy cơ cao xảy ra lũ ống, sạt lở khu vực vùng núi
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, hiện nay mực nước lũ trên sông Cầu Chày, sông Chu đang lên.

Bộ Xây dựng chỉ đạo huy động toàn lực khôi phục giao thông sau bão Wipha
Bộ Xây dựng đang khẩn trương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và địa phương tập trung khắc phục thiệt hại giao thông do bão Wipha (bão số 3) gây ra.

Tổ chức hoạt động của Ban An toàn giao thông các địa phương khi thực hiện chính quyền 2 cấp
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản chỉ đạo về việc tổ chức hoạt động của Ban An toàn giao thông các địa phương khi thực hiện chính quyền 2 cấp.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Chính phủ đặt kế hoạch khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vào tháng 12/2026 và hoàn thành dự án vào năm 2035.

Tận tâm chăm sóc người có công
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương mà nó để lại vẫn còn hiện hữu trong cuộc sống hôm nay. Tại Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa, những cán bộ, nhân viên y tế vẫn hàng ngày lặng thầm chăm sóc, sẻ chia cùng các thương binh, bệnh binh - như một cách tri ân quá khứ bằng tình yêu thương và trách nhiệm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.