ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Căn bệnh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại đến nay vẫn ám ảnh loài người

Bệnh ghẻ tồn tại hơn 2.500 năm, từ thời La Mã cổ đại. Nhiều người nghĩ bệnh do "ở bẩn", nên với điều kiện kinh tế hiện nay sẽ khó mắc. Tuy nhiên, thực tế đây lại là bệnh ngoài da phổ biến.

05/04/2021 08:24

Bệnh ghẻ là bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite), thường hay gặp vào mùa xuân-hè. Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Nhiễm bệnh ghẻ được phát hiện phổ biến và lưu hành khá rộng rãi ở khắp nơi trên toàn cầu. Khoảng 300 triệu trường hợp trên toàn thế giới bị ghẻ mỗi năm.

Bệnh lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục… Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.

Ở những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch ở các đơn vị tập thể như ở các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, trại giam, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh.

Ghẻ cũng là một da phổ biến ở nước ta. Bệnh tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị chu đáo, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

Ghẻ- căn bệnh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại

Bệnh ghẻ tồn tại hơn 2.500 năm, từ thời La Mã cổ đại. Thời đó, người La Mã sử dụng thuật ngữ bệnh ghẻ để ám chỉ bất kỳ bệnh da nào gây ngứa. Mãi đến thế kỷ 17, Giovanni Cosimo Bonomo mới tìm ra côn trùng Sarcoptes scabiei là nguyên nhân của bệnh ghẻ. Các tên Sarcoptes scabiei bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: sarx (the flesh) có nghĩa là thịt, koptein (to smite or cut) có nghĩa là dập nát hoặc cắt và từ scabere (to scratch) có nghĩa là xây xước. 

 

Căn bệnh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại đến nay vẫn ám ảnh loài người - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chỉ ghẻ cái mới gây bệnh.

Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 0,25 mm đường kính (mắt thường có thể thấy như một điểm trắng di động). Chu kỳ toàn bộ cuộc sống cái ghẻ kéo dài 30 ngày nếu cư trú ở thượng bì.

Cái ghẻ di chuyển qua các lớp trên cùng của da bằng cách tiết enzyme proteases để làm suy giảm tầng lớp sừng. Chúng ăn các mô bị phân hủy nhưng không ăn máu. Chúng đi "du lịch" thông qua các lớp biểu bì, tạo ra các tổn thương hang và để lại sau phân của chúng.

Ghẻ cái sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi một con ghẻ cái, sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con. Ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình.

Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa phải gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu... Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.

 

Căn bệnh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại đến nay vẫn ám ảnh loài người - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất. 

Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh thay đổi 2-40 ngày, trung bình 10-15 ngày.

Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước (còn gọi là mụn trai và đường hang).

- Mụn nước trong bệnh ghẻ thường nhỏ mọc rải rác, trong như hạt ngọc (nếu chưa bị bội nhiễm), nhỏ bằng hạt tấm, không bao giờ mọc thành chùm, thường mọc ở vùng da non.

Đường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn ngòeo hình chữ chi, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước 1-2 mm đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.

- Đường hầm thường hiếm thấy, nhưng khi thấy đường hầm thì có thể chẩn đoán xác định bệnh ghẻ.

- Tổn thương thứ phát thường do ngứa gãi gây nên, bao gồm: vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt.., sẹo thâm màu, bạc màu.

Những tổn thương thứ phát như nhiễm khuẩn chủ yếu do Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureu, viêm da, eczema hóa thường che lấp, lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán.

Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn... và có thể có sốt.

 

Căn bệnh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại đến nay vẫn ám ảnh loài người - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh tổn thương đặc trưng trên da của bệnh nhân.

Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.

Phòng bệnh

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ.

- Khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

Hà An/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

07:37 , 21/04/2025

Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học

07:32 , 21/04/2025

Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

20:23 , 20/04/2025

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ

18:05 , 20/04/2025

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi

08:45 , 20/04/2025

Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

08:32 , 20/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại

21:14 , 18/04/2025

Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng

23:02 , 17/04/2025

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng

07:56 , 17/04/2025

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người

18:05 , 16/04/2025

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.