ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cận cảnh làng nghề phở sắn sắp mang về... ngoại tệ

Làng nghề ở vùng xa xôi hẻo lánh có nguy cơ bị thất truyền nhưng qua một cuộc thi khởi nghiệp, sản phẩm phở sắn của làng nghề đã được các chuyên gia quốc tế chọn. Với việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, phở sắn đang khát khao chinh phục thị trường thế giới, hứa hẹn mang về ngoại tệ.

25/02/2019 10:39

Đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, báo Dân trí có đăng bài: "Kỹ sư công nghệ thông tin bỏ doanh nghiệp về quê... bán Phở Sắn". Bài báo thu hút sự quan tâm, tò mò của nhiều độc giả về quyết định "trở về nguồn cuội" của chàng CEO công nghệ thông tin cũng như sản phẩm phở sắn "độc nhất vô nhị" này.

Phở sắn Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) lâu nay được làm theo phương thức thủ công. Người lao động phải thức khuya, dậy sớm... rất vất vả. Khi chàng kỹ sư Dương Ngọc Ảnh bỏ công ty riêng đã lập 11 năm qua về lĩnh vực gia công phần mềm quản lý cho doanh nghiệp Đức về tiếp quản thì nghề này có một tương lai đầy hứa hẹn.

Dương Ngọc Ảnh đã đầu tư thiết bị máy móc vào dây chuyền sản xuất để chuyển dần từ thủ công sang bán tự động và hướng đến tự động. Đặc biệt, Ngọc Ảnh còn đầu tư nhà phơi để tránh bụi, côn trùng hay ngày mưa không bị ướt, giúp sản phẩm vệ sinh, an toàn hơn.

Ngoài phở sắn truyền thống nguyên chất, Ngọc Ảnh còn làm phở sắn nhuộm gấc, nhuộm nghệ... và đóng gói với mẫu mã bao bì đẹp mắt.

Dưới đây là cận cảnh về quá trình làm phở sắn Quế Sơn - món thực phẩm đang hứa hẹn chinh phục thị trường thế giới, mang về ngoại tệ:

 

Pho San 9.jpg

Cuộc sống đói khổ, thiếu ăn sau chiến tranh đã khiến người dân vùng đất Quế Sơn, Quảng Nam sáng tạo ra một món ăn độc đáo: phở làm từ củ sắn (khoai mì). Sắn sau khi nhổ, gọt bỏ đầu, cạo trắng, ngâm nước một ngày rồi đem phơi dưới cái nắng miền Trung ít nhất 5 ngày. Rồi xay. Sau khi xay xong, ngâm thêm 2 ngày 2 đêm nữa. Cứ mỗi 4 giờ, phải chắt lọc một lần để loại bỏ chất độc và thành bột sắn sạch.

 

Pho san 11.jpg
Nghề làm bánh phở sắn ở Quế Sơn hiện nay chủ yếu tập trung tại làng Thuận An, thị trấn Đông Phú. Những năm trở lại đây, nghề làm phở sắn được khôi phục và phát triển mạnh. Hiện nay có gần 50 hộ làm nghề, bình quân mỗi hộ có 3 - 4 lao động tham gia với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

 

Pho san 13.jpg

 

Pho san 10.jpg
Bột sắn được nấu chín, sau đó cho vào máy ép thành từng vỉ.

 

Pho san 12.jpg
Một mẻ phở sắn vừa ra lò

 

Pho san 6.jpg
Trước đây, mỗi vỉ phở sắn ra khỏi lò được đưa đi phơi dưới ánh nắng tự nhiên nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trời nắng thì không sao, chứ trời mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh phở.

 

Pho san Que Son.jpg
Dương Ngọc Ảnh đã đầu tư thiết bị máy móc vào dây chuyền sản xuất để chuyển dần từ thủ công sang bán tự động và hướng đến tự động. Đặc biệt, Ảnh còn đầu tư nhà phơi để tránh bụi, côn trùng hay ngày mưa không bị ướt, giúp sản phẩm vệ sinh, an toàn hơn.

 

Pho san 14.jpg

 

Pho san 19.jpg
Trước đây, các lò làm phở để nguyên vỉ phở sắn để đem đi bán. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài phở sắn truyền thống nguyên chất, còn có thêm sản phẩm phở sắn nhuộm gấc, nhuộm nghệ... và đóng gói với mẫu mã bao bì đẹp mắt.

Cây sắn nói chung, và Phở Sắn nói riêng xứng đáng có vị thế khác và mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn. Tôi và vợ, quyết dốc hết sức mình cho món phở này đi xa hơn trên thế giới", Dương Ngọc Ảnh nói.

 

Pho san 25.jpg
Du khách nước ngoài thích thú khám phá các công đoạn sản xuất để cho ra món phở sắn "lạ mắt, ngon miệng"

 

caromi 1.jpg

 

caromi 3.jpg
Để có được bát phở sắn ngon, thơm, phải trải qua quy trình chế biến công phu. Phở sắn không còn là món ăn để cứu đói, để no cho người dân quê mà giờ đây là món ăn "sang chảnh" thơm ngon, an toàn cho sức khoẻ, có mặt ở các nhà hàng, khách sạn 5 sao tại Huế, Đà Nẵng, Hội An... Phở sắn đang được các du khách nước ngoài thích thú thưởng thức, thậm chí còn tìm về tận làng nghề để trải nghiệm thực tế.

Công Quang/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lãi suất huy động tiếp đà giảm

Lãi suất huy động tiếp đà giảm

14:30 , 05/05/2025

Từ ngày 25/2 đến nay, đã có 28 ngân hàng thương mại trong nước giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,1 - 1,05%/năm. Riêng trong tháng 4, nhiều ngân hàng lớn tiếp tục giảm lãi suất.

Tiêu thụ thép tại thị trường nội địa tăng 12,2%

Tiêu thụ thép tại thị trường nội địa tăng 12,2%

09:04 , 05/05/2025

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép tiêu thụ tại thị trường nội địa quý 1/2025 đạt 7,501 triệu tấn, tăng mạnh 12,2% so với quý I/2024.

152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

08:06 , 05/05/2025

Cục Xuất nhập khẩu vừa công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến cuối tháng 4/2025. Theo đó, cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

08:00 , 05/05/2025

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc  giải ngân vốn đầu tư công

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

08:00 , 05/05/2025

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, giải ngân vốn đầu tư công được coi là một lực đẩy quan trọng. Kết thúc tháng 4, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư công được hơn 128.000 tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh

20:14 , 04/05/2025

Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã nỗ lực, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp duy trì, phát triển thị trường khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

20:00 , 04/05/2025

Do thời tiết thuận lợi, các loại hình du lịch đa dạng, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức, cùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, lượng du khách đến Thanh Hóa những ngày qua đạt con số ấn tượng. Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp lễ này, toàn tỉnh đã đón khoảng 1,6 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kì năm ngoái, tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định sức hút ngày càng lớn của du lịch Thanh Hoá trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ

19:55 , 04/05/2025

Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả

18:55 , 03/05/2025

Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn

18:55 , 03/05/2025

Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.