Cần có phong trào cả nước thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT
Ngày 10/5, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về: "Công tác thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập".
Hội nghị được tổ chức để tham mưu cho Nhà nước, Chính phủ phát động phong trào thi đua thúc đẩy việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong cả nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tham dự hội nghị có Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng TƯ Phạm Huy Giang; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng; Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh... và đại diện Ban Tuyên giáo TƯ, Văn phòng TƯ Đảng, các bộ, ban, ngành.

Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Hữu Nghị).
Phát biểu khai mạc hội nghị, GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho biết: Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra các chỉ tiêu mang tính cách mạng cao.
Để thực hiện chỉ tiêu này, Trung ương đề ra 3 đột phá chiến lược. Thứ nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Thứ 2 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng được nguồn nhân lực này. Thứ 3 là phát triển cơ sở hạ tầng. Như vậy, trong 3 đột phá chiến lược có một đột phá về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam (Ảnh: Hữu Nghị).
Từ Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đã có nhiều chương trình hành động, nhiều văn bản ra thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Cụ thể, Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; kết luận của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (tháng 5/2019); Quyết định 489 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Ban Bí thư giao trong lĩnh vực khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Quyết định 1373 của Thủ tướng về phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập đến năm 2030.
Mới đây là Chỉ thị 19 của Thủ tướng về phát động các phong trào thi đua, thực hiện các chỉ tiêu do Đại hội XIII đề ra trong bối cảnh mới, trong đó có thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
"Hôm nay, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo bàn luận để làm thế nào triển khai tất cả những văn bản ấy thành thực tiễn", GS Doan nói.
Theo Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, kể từ khi Bác Hồ phát động phong trào thi đua ái quốc diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm, sau 74 năm, đến nay chúng ta mới lại bàn để có một cuộc thi đua mang tính chất quốc gia về vấn đề học tập của toàn dân trong bối cảnh "diệt giặc dốt thời đại 4.0".

Đại biểu phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Hữu Nghị).
"Tư tưởng của Bác luôn luôn đúng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi, công việc sẽ gạt mình ra. Đó là lời dạy của Bác từ những năm 50 của thế kỷ trước. Đã đến lúc tất cả chúng ta, những Bộ ban ngành có liên quan họp để bàn làm cách nào thực hiện được Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, phát động phong trào thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập", GS Doan chia sẻ.
GS Doan nhấn mạnh, chúng ta đã có đủ cơ sở lý luận, cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn cần thiết để phát động một phong trào thi đua mang tính quốc gia được nhắc đến trong Chỉ thị 19, nhằm thúc đẩy sự học, tự học, học suốt đời và để cho công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của cả nước thành phong trào thi đua sôi nổi.
Sau Nghị quyết Trung ương 7, cả nước có phong trào thi đua tam nông. Sau Nghị quyết Trung ương 5 lại có phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tuy nhiên, sau Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và Nghị quyết 29 của Trung ương năm 2013 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đến nay, chưa có một phong trào thi đua nào mang tính quốc gia.
Với riêng ngành giáo dục cũng có rất nhiều phong trào thi đua như "Hai tốt", "Chống gian lận trong thi cử" hay mới đây nhất là phong trào "Toàn ngành thi đua phòng chống Covid-19", nhưng cũng mới chỉ nằm trong hệ thống ngành giáo dục. Hội khuyến học Việt Nam qua 26 năm xây dựng và trưởng thành cũng phát động phong trào thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhưng chỉ nằm trong nội bộ Hội, chưa mang quy mô quốc gia.
Bởi vậy, thường trực Trung ương Hội khuyến học Việt Nam đã tổ chức hội nghị, họp với các ban ngành có liên quan để bàn và tham mưu với Chính phủ phát động một phong trào thi đua mang tầm quốc gia.
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận 5 vấn đề chính, gồm: sự cần thiết của việc phát động phong trào thi đua mang tính quốc gia về khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; thảo luận về tên phong trào; thảo luận về nội dung phong trào; ai phát động; phát động vào thời gian nào.

Đồng chí Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Hữu Nghị).
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và rất đồng tình ủng hộ phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập bởi đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức (chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ trong các cơ sở giáo dục) trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Tổ chức phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, thiết thực nhằm vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào học tập suốt đời để xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác.
Theo đó, dự kiến phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, đơn vị và doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Nếu thực hiện được cuộc thi đua này, chắc chắn trình độ của nhân dân sẽ được nâng lên, trí tuệ phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được bồi đắp và năng suất lao động sẽ nâng cao, lợi ích mang lại rất lớn.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các trường đại học, cao đẳng tập trung cho công tác tuyển sinh
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đang tìm hiểu thông tin tuyển sinh và bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Tại Thanh Hóa, các trường đại học, cao đẳng cũng đang tập trung cao cho công tác tuyển sinh.

Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10 trong kỳ thi một số môn thi tốt nghiệp THPT 2025
Sáng ngày 16/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10. Cả nước có 9 thủ khoa đạt điểm 30/30.

Cả 4 học sinh Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế 2025
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng, trong đó có 2 Huy chương Vàng nằm trong top 10.

500 sinh viên trường Đại học Hồng Đức được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi
Sáng 14/7, trường Đại học Hồng Đức tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học năm 2025. Theo đó, năm học 2025, trường Đại học Hồng Đức có gần 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư; trong đó có 500 sinh viên được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi.

Đăng ký nguyện vọng từ ngày 16/7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 8h ngày 16/7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây cũng là thời điểm đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.