Cần giữ gìn nét văn hóa trong du xuân lễ chùa đầu năm
Du xuân, lễ chùa đã trở thành nét văn hóa của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Trong những năm gần đây, cũng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, lượng người tham gia lễ hội đầu xuân ngày càng đông. Cùng với đó, các cấp, các ngành quan tâm nhiều hơn tới công tác quản lý nhằm phát huy những giá trị truyền thống và ngăn chặn những tiêu cực, biến tướng, mê tín dị đoan trong các lễ hội đầu xuân.
Theo thống kê, Thanh Hóa hiện có khoảng 300 lễ hội, trong đó có 4 lễ hội cấp tỉnh, 15 lễ hội cấp huyện, còn lại là lễ hội quy mô làng xã. Các lễ hội cổ truyền xứ Thanh cũng rất phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc, thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Thành phố Thanh Hóa có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc với 25 di tích cấp quốc gia và 73 di tích cấp tỉnh. Trong những ngày năm mới 2023, tại nhiều khu, điểm di tích tâm linh tại Thành phố Thanh Hóa, đông đảo du khách thập phương đã về dân hương, thưởng lãm. Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ giúp con người thư thái mà còn giúp mỗi người thêm hiểu biết về nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Chị Nguyễn Thị Hồng,Phường Quảng Đông, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Đầu năm tôi thường đi lễ chùa để cầu mong cho gia đình một năm mới mạnh khỏe, may mắn, bình an".
Tuy nhiên, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã khiến cho việc du xuân, lễ chùa đầu năm còn tồn tại một số hạn chế. Một số đền, chùa vẫn tràn ngập tiền lẻ, tiền trên ban thờ; vẫn còn nhiều người hành khất, khấn thuê hay tình trạng xả rá bừa bãi.

Bên cạnh đó, việc tình trạng lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, mặc dù đã được hạn chế nhưng vẫn còn tồn tại ở một số nơi. Đặc biệt, ở một số lễ hội, số lượng người dân đến cúng cầu an, dâng sao giải hạn, dâng vàng mã, mâm to, mâm nhỏ chen nhau chúc nhau vẫn còn diễn ra phổ biến. Chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp với ban quản lý các đền chùa, lễ hội tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh để Nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh chung; giữ yên tĩnh nơi tôn nghiêm; nghiêm cấm lợi dụng các hoạt động tự do tín ngưỡng để thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, cờ bạc, lừa đảo; không đặt tiền, cắm hương ở gốc cây, bỏ rác vào thùng và nơi quy định…
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó trưởng ban Quản lý di tích chùa Sùng Nghiêm, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi luôn tuyên truyền nhắc nhỏ người dân giữ tôn nghiêm khi đi lễ, đặt các biển có ghi lời răn dạy của phật để người dân hiểu về văn hóa đi lễ và giữ gìn trật tự khi vào chùa".
Để nét đẹp trong văn hóa truyền thống luôn được phát huy và gìn giữ, mỗi người dân khi tham gia du xuân, lễ chùa và tham dự các lễ hội cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, hướng đến những điều chân - thiện - mỹ, tránh những hành động tiêu cực, làm mất đi hình ảnh đẹp trong lễ hội đầu năm.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp
Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa
Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.

Về nơi cửa biển
Với hơn 102km đường bờ biển, từ lâu, tỉnh Thanh Hóa lưu dấu ấn đậm nét của các cửa biển lớn…

Triển lãm sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa năm 2025
Sáng 15/2, Hội Sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Medipha đã tổ chức triển lãm sinh vật cảnh năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.