Cần sớm chuyển nhiệt điện Công Thanh sang điện khí LNG
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị xem xét, chấp thuận chuyển đổi nhiên liệu than sang LNG của Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn và cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Với các điều kiện thuận lợi của dự án, nếu được Chính phủ và các Bộ, ngành chấp thuận chuyển đổi, thì đây sẽ là dự án điện khí LNG có thể triển khai ngay và đi vào vận hành vào năm 2030 đảm bảo các mục tiêu theo Quy hoạch điện VIII của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện dự án nhiệt điện Công Thanh đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, san lấp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng để đầu tư nhà máy. Ông Bùi Tuấn Tự - Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay dự án điện than đã đầy đủ thủ tục không vướng mắc gì, nếu đề xuất của doanh nghiệp được Bộ Công thương và Chính phủ chấp thuận thì đã có điều kiện thuận lợi để triển khai sớm hơn. Bên cạnh đó, nhiều thủ tục quan trọng với dự án điện than đã hoàn tất, song việc tiếp cận nguồn vốn của dự án lại gặp khó khi nhiệt điện than hiện không còn là lĩnh vực được khuyến khích đầu tư của các tổ chức tín dụng".

Khu vực Nhà máy chính 64 ha của Dự án nhiệt điện Công Thanh
Để tận dụng nguồn lực đang có, tránh lãng phí, chủ đầu tư đã tích cực làm việc với các nhà đầu tư uy tín nước ngoài để dự án Nhiệt điện Công Thanh chuyển sang LNG. Ông Nguyễn Công Lý - Chủ tịch Tập đoàn Công Thanh cũng cho biết: "Việc giải phóng mặt bằng, san lấp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng để đầu tư nhà máy; Công ty cổ phần Nhiệt điện Công Thanh đã tích cực làm việc với các nhà đầu tư uy tín nước ngoài (như các Tập đoàn BP, GE, Quỹ đầu tư Actis) để nghiên cứu tính khả thi của việc đầu tư dự án Nhiệt điện Công Thanh bằng nhiên liệu khí LNG".


Chủ đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Công Thanh cho biết, LNG đang là xu hướng của thế giới, do đó việc thu xếp vốn để chuyển đổi nhà máy than sang LNG đã hoàn tất khi ký quỹ với tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn BP cung cấp khí cho dự án, Tập đoàn GE cung cấp thiết bị và Quỹ đầu tư Actis thu xếp tài chính.

Ông Nguyễn Văn Thi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, Dự án nhiệt điện Công Thanh có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đầu tư và hoàn thành đưa dự án đi vào vận hành trước năm 2030, dự kiến trong năm 2028 nếu chuyển sang nhiên liệu khí LNG. Ông Nguyễn Văn Thi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay Nhà máy điện Công Thanh đã được tỉnh hỗ trợ cũng như thị xã Nghi Sơn vào cuộc quyết liệt, mặt bằng đã được giải phóng, 64 ha, mặt bằng cảng biển đã được giải phóng và các vấn đề liên quan khác đã được hoàn thành nên tôi nghĩ nếu được Chính phủ và các Bộ ngành trung ương đồng ý chuyển từ điện than sang điện khí LNG thì đây là một dự án có thể đầu tư sớm góp phần vào năng lượng quốc gia trong giai đoạn 2021-2030".
Trong bối cảnh điện mặt trời thiếu ổn định, chỉ chạy vào ban ngày và vào ngày nắng; thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế...việc phát triển nhiệt điện khí là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia.

Ông Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Theo nhiều Đại biểu Quốc hội, việc chuyển đổi các dự án điện than sang khi LNG là hơp lý, phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26 và xu hướng sử dụng nhiên liệu giảm phát thải. Ông Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: "Trong điều kiện hiện nay nguồn năng lượng Miền Bắc đang thiếu hụt, trong khi đó nhà đầu tư họ đang chờ đợi, mong muốn Bộ Công Thương chấp thuận cho nhà đầu tư thực hiện dự án này. Tôi nghĩ rằng có nhà đầu tư, có mặt bằng sạch, đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi cho Bộ Công Thương, đề nghị Bộ sớm có động thái nhanh chóng làm việc cụ thể với nhà đầu tư".
Ông Hòa cũng cho rằng, với những dự án đủ điều kiện về mặt bằng và vốn, đảm bảo thời gian triển khai nhanh như nhiệt điện Công Thanh, Bộ Công thương và Chính phủ nên xem xét cho phép chuyển đổi sang dùng khí LNG càng sớm càng tốt. Bởi đây là một hướng đi quan trọng để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc những năm tới.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.

Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao
Chiều ngày 23/4, tại huyện Yên Định, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ bền vững, gắn với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn".

Thanh Hóa tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Quý 1 năm nay, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 7,57%. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với mục tiêu 9,79% trở lên trong kịch bản tăng trưởng quý 1. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đây vẫn được xem là mức tăng trưởng tích cực.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ưu tiên nguồn lực, tập trung đầy nhanh tiến độ thi công dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn giúp khách hàng tích lũy tài chính dần dần để thực hiện những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Hiện các ngân hàng đang áp dụng các mức lãi suất huy động khác nhau khi khách hàng gửi tiền các kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại
Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường lát vừa tổ chức phiên họp quý I năm 2025, đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.