Cẩn trọng cơn đau ngực cấp tính báo động bệnh mạch vành nguy hiểm
Bệnh nhân 69 tuổi (Thường Tín, Hà Nội) đang ngồi bỗng dưng lên cơn đau ngực dữ dội. Khi gia đình đưa đến viện, bệnh nhân được chụp động mạch vành, phát hiện tổn thương xơ vữa gây tắc mạch, đã phải đặt stent để "thông" dòng chảy thông thoáng cho mạch vành.
Ths.BS Tạ Xuân Trường, Trưởng khoa Nội tiết - Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp) cho biết, khoa vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Phùng Thị Ch. (69 tuổi,Thường Tín – Hà Nội) vào viện vì cơn đau ngực cấp tính.
Bệnh nhân đã được chụp động mạch vành phát hiện thủ phạm gây đau ngực là do tổn thương xơ vữa gây hẹp 90-95% đoạn giữa của động mạch liên thất trước, bệnh nhân đã được đặt thành công một stent, lấy lại dòng chảy thông thoáng cho động mạch vành.
Theo BS Trường, ngày nay, bệnh mạch vành đã trở thành bệnh lý phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ngoài yếu tố nguy cơ do tuổi cao, việc hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, lười vận động thể lực, căng thẳng tâm lý, ăn ít rau củ, yếu tố gia đình…cũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh động mạch vành.
Trong bệnh động mạch vành thì bệnh động mạch vành do xơ vữa là chủ yếu. Khi các mảng xơ vữa ở thành động mạch này tăng dần kích thước gây hẹp lòng mạch từ từ hoặc nứt vỡ tạo huyết khối gây hẹp hoặc tắc lòng mạch đột ngột. Từ đó dẫn đến thiếu máu nuôi cơ tim, gây lên các cơn đau ngực, suy tim, thậm chí tử vong.
Để chuẩn đoán bệnh, các bác sĩ dựa vào tính chất đau ngực của bệnh nhân, xét nghiệm, điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp cắt lớp đa dãy động mạch vành và đặc biệt tiêu chuẩn vàng là chụp động mạch vành chọn lọc qua da.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh
BS Trường cho biết, để điều trị bệnh mạch vành, tuỳ tính chất (cấp hay mạn tính) và mức độ của tổn thương động mạch vành mà có thể chỉ cần điều trị nội khoa (dùng thuốc), can thiệp nong và đặt stent động mạch vành hay mổ làm cầu nối chủ - vành qua chỗ hẹp.
Chụp và can thiệp (nong và đặt stent) động mạch vành qua da là phương pháp được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác có bệnh động mạch vành hay không và tổn thương động mạch vành đó là nặng hay nhẹ, phức tạp hay đơn giản để có phương án tối ưu cho việc điều trị.
"Với những trường hợp tổn thương động mạch vành nặng, có chỉ định tái thông thì can thiệp nong và đặt stent động mạch vành là một phương pháp được coi là an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được luồn dụng cụ đến vị trí động mạch vành bị tổn thương để xử lí qua một vết chọc mạch nhỏ tại động mạch quay ở cổ tay hoặc động mạch đùi ở vùng bẹn và chỉ cần gây tê tại chỗ chọc mạch", BS Trường cho biết.
Theo đó, với can thiệp này, bệnh nhân sẽ không phải chịu một cuộc gây mê cũng như phẫu thuật cưa xương ức và làm cầu nối mạch vành như phương pháp mổ mở truyền thống. Bệnh nhân cũng nhanh chóng phục hồi và ra viện sớm hơn nhiều (có thể ra viện ngay trong ngày) so với phương pháp mổ truyền thống.
Trung bình một ca chụp động mạch vành diễn ra trong khoảng 10 -15 phút, một ca can thiệp nong và đặt stent động mạch vành diễn ra trong khoảng 30 - 60 phút hoặc lâu hơn tùy thuộc mức độ phức tạp của tổn thương.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, BS Trường khuyến cáo người dân ngừng hút thuốc, tăng cường vận động thể lực, giảm cân, tránh béo phì, ăn uống khoa học với nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn nhanh. Ngoài ra cần kiểm soát tốt các bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá, tiểu đường... để giảm nguy cơ.
Tú Anh/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Yên triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính
Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh vừa phối hợp với Công an xã Quảng Yên và Công ty Genstory - đơn vị xét nghiệm trực tiếp, triển khai Chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn.

Sở Công thương Thanh Hoá tổ chức hiến máu nhân đạo
Sáng ngày 16/7, Sở Công thương Thanh Hoá phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo hưởng ứng “Hành trình đỏ giọt hồng xứ Thanh” năm 2025.

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.