ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cẩn trọng trước những thông tin chữa bệnh chân tay miệng bằng lá cây

(TTV) - Hiện nay đang là mùa dịch bệnh tay chân miệng. Ngoài những thông tin, những khuyến cáo của các bác sỹ, các chuyên gia y tế trong việc giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ; nhiều tài khoản mạng xã hội lại đăng tải, chia sẻ, lan truyền những thông tin về việc một số loại lá cây có thể chữa khỏi bệnh tay chân miệng. Theo các chuyên gia y tế, đây là những thông tin không có cơ sở khoa học; nếu làm theo, có thể làm bệnh nặng hơn và dẫn đến các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của trẻ.

01/11/2018 20:33

 

 người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về việc dùng lá sam đất có thể chữa khỏi bệnh tay chân miệng
Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về việc dùng lá sam đất có thể chữa khỏi bệnh tay chân miệng trên mạng xã hội

Trong thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát mạnh ở một số địa phương, vào mạng xã hội, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về việc dùng lá sam đất có thể chữa khỏi bệnh tay chân miệng. Theo đó, việc chữa trị rất đơn giản, chỉ cần sắc lá sam đất để uống, chấm vào các vết thương và dùng để tắm toàn thân cho trẻ. Mặc dù không có cơ sở khoa học, nhưng thông tin này đã nhận được hàng trăm lượt chia sẻ.

Theo các chuyên gia y tế hay các bác sỹ đang trực tiếp điều trị bệnh tay chân miệng, những cách chữa trị này đều không có cơ sở khoa học

 

 

Hoặc một loại lá khác cũng được một số tài khoản mạng xã hội hay các trang thông tin điện tử xem là thần dược, đó là lá bàng. Cũng với công thức lấy lá bàng đun lên rồi sử dụng nước đó để rửa vết thương, các tài khoản này đều khẳng định có thể chữa khỏi bệnh tay chân miệng trong vòng 3 đến 5 ngày. Đặc biệt hơn, có tài khoản còn cho biết: nước đó có thể chữa được cả bệnh lở mồm long móng ở gia súc…

Theo các chuyên gia y tế hay các bác sỹ đang trực tiếp điều trị bệnh tay chân miệng, những cách chữa trị như vậy đều không có cơ sở khoa học.

BS. Thạc sỹ Trịnh Văn Lực - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá: Đây là những cách làm không đúng, chỉ có thể sát khuẩn ngoài da chứ không thể chữa được bệnh. Bà con chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian, đảm bảo dung dịch rửa ngoài da vô trùng, sạch sẽ và khi phát hiện thấy cháu có biểu hiện run chân tay, hôn mê, co giật phải đưa đến bệnh viện để điều trị đúng phác đồ.
BS. Thạc sỹ Trịnh Văn Lực - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá: Đây là những cách làm không đúng, chỉ có thể sát khuẩn ngoài da chứ không thể chữa được bệnh. Bà con chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian, đảm bảo dung dịch rửa ngoài da vô trùng, sạch sẽ và khi phát hiện thấy cháu có biểu hiện run chân tay, hôn mê, co giật phải đưa đến bệnh viện để điều trị đúng phác đồ.

Hiện nay, dù chưa có vacxin phòng, nhưng đã có các phác đồ để điều trị bệnh tay chân miệng. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm các triệu chứng và tuân thủ chặt chẽ các chỉ định y khoa.

Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, cần phải đưa đến các cơ sở y tế để có những chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị phù hợp.
Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, cần phải đưa đến các cơ sở y tế để có những chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị phù hợp.

Tại Thanh Hoá, đang trong mùa dịch bệnh tay chân miệng. Hằng ngày, bệnh viện Nhi Thanh Hoá tiếp nhận từ 10 đến 20 bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán là độ 2A, 2B nhóm 1 và 2, tức là đã có các biểu hiện, như: sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, khó ngủ, quấy khóc vô cớ, ngồi không vững, đi loạng choạng… Bệnh do virut đường ruột gây nên và thường lây qua đường tiêu hoá, nhất là ở khu vực đông người. Do vậy, để phòng bệnh cho con trẻ, các phụ huynh cần lưu ý trong việc giữ gìn vệ sinh cho con, đặc biệt không được tuỳ tiện sử dụng, làm theo các hướng dẫn chữa trị bệnh trên mạng xã hội. Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, cần phải đưa đến các cơ sở y tế để có những chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị phù hợp. 

Hữu Đại – Đức Anh


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

08:39 , 28/04/2025

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

09:10 , 27/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

18:41 , 26/04/2025

Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

18:16 , 26/04/2025

Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

16:15 , 26/04/2025

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

08:19 , 24/04/2025

Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

11:22 , 23/04/2025

Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

11:19 , 23/04/2025

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

09:00 , 23/04/2025

Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

10:08 , 22/04/2025

Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.