Cẩn trọng về biến chứng của bệnh thuỷ đậu
Những ngày qua, thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho virus gây bệnh thủy đậu phát triển, lây lan. Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, 2 tuần trở lại đây, số lượng bệnh nhi mắc thuỷ đậu đến khám và điều trị gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều trường hợp đã bị biến chứng.
Trong số 8 bệnh nhi mắc thuỷ đậu đang điều trị nội trú tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, có tới 5 trường hợp bị biến chứng. Các biến chứng chủ yếu là: nhiễm khuẩn da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm tai, viêm vàng não. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thuỷ đậu biến chứng là do phụ huynh chủ quan, không đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Ngoài ra, nhiều phụ huynh mắc sai lầm trong việc chăm sóc trẻ mắc thuỷ đậu.
Các bác sỹ khuyến cáo: đối với bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày bằng các loại nước sạch, dung dịch sát khuẩn. Việc kiêng gió, kiêng nước sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm cho người bệnh. Thạc sỹ, bác sỹ Trịnh Văn Lực, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay thuỷ đậu đã có vắc xin phòng bệnh nên trẻ từ đủ 1 tuổi trở lên phải được tiêm phòng. Thuỷ đậu lây qua hô hấp hoặc tiếp xúc với chất dịch trên phỏng nước. Khi trẻ mắc thuỷ đậu cần phải được cách ly, tránh lây lan".

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường phát triển mạnh vào những tháng đầu xuân, đầu hè khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí cao. Bệnh khởi phát với các biểu hiện: nhức đầu, đau mình, sổ mũi. Sau đó người bệnh vừa sốt vừa xuất hiện phát ban trên da rồi chuyển thành mụn nước. Thủy đậu vốn là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền
Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng
Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá rét
Thanh Hóa đang trong đợt rét đậm, nền nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh này phổ biến từ 9 - 14 độ C. Nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.