Cảnh báo: Kem trộn núp bóng mỹ phẩm thiên nhiên và những hiểm họa khôn lường
Núp bóng một cách tinh vi dưới dạng các loại mỹ phẩm "handmade" hoàn toàn từ thiên nhiên, nhưng lại có thể đem đến hiệu quả thần tốc, kem trộn đang dần trở lại và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Kem trộn là gì?
Hiểu một cách đơn giản, kem trộn là một loại mỹ phẩm được tạo ra bằng cách trộn các thuốc, hóa chất, hóa mỹ phẩm lại, với thành phần cụ thể phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
Vấn đề bắt đầu phát sinh khi người tạo ra kem trộn thường là các cá nhân, cơ sở nhỏ lẻ không hề được đào tạo hay cấp phép, cũng như không có kiến thức về hóa mỹ phẩm. Đáng nói hơn vì muốn tạo ra một loại kem có tác dụng “thần thánh”, mang lại hiệu quả thần tốc, mà khó có bất kỳ một loại mỹ phẩm chính hãng, với giá thành đắt hơn nhiều lần, có thể bì kịp, người trộn đã nâng hàm lượng các thành phần hóa chất vượt quá ngưỡng an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.

Nhấn để phóng to ảnh
Cách đây vài năm, các loại kem trộn từng nổi như cồn, khi mà sản phẩm đang còn quá mới mẻ này đem lại cho chị em một giải pháp làm đẹp vừa rẻ, vừa hiệu quả, “vượt xa” các sản phẩm truyền thống, đến từ các hãng có tên tuổi trên thị trường. Loại mỹ phẩm kém chất lượng này chỉ “hạ nhiệt”, khi bằng chứng về những tác dụng phụ cả cấp tính, lẫn mãn tính, đến từ trải nghiệm thực tế của nạn nhân trực tiếp sử dụng, cũng như khuyến cáo của chuyên gia xuất hiện ngày càng nhiều.

Nhấn để phóng to ảnh
Với giá thành siêu rẻ, được bán thành các hũ, hộp lớn, các sản phẩm kem trộn đặt ra dấu hỏi lớn về độ an toàn với sức khỏe của nười sử dụng!
Kem trộn “hồi sinh” với một hình thức tinh vi hơn
Tưởng đã hoàn toàn biến mất nhưng thời gian trở lại đây, kem trộn có dấu hiệu “hồi sinh” trở lại nhưng ở một hình thức tinh vi hơn trước rất nhiều!
Hòng qua mắt người tiêu dùng, những loại mỹ phẩm “tự chế” này giờ lại được gắn những nhãn mác “lành mạnh” như: mỹ phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, mỹ phẩm sử dụng bài thuốc Nam gia truyền hay đôi khi lại được mang những cái tên nước ngoài “sang chảnh”, dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm, và trên thực tế mỗi ngày vẫn có hàng trăm, hàng ngàn người Việt, đặc biệt là những bạn trẻ chưa có điểu kiện về kinh tế cũng như chưa đủ sự chín chắn về nhận thức, đang trở thành nạn nhân của câu chuyện “bình mới rượu cũ này”!

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh
Không khó để tìm thấy những bài quảng cáo "có cánh" về các loại mỹ phẩm có thể nói là thần kỳ, khi vừa an toàn cho da, vừa đem lại hiệu quả tức thì ngay từ lần sử dụng đầu tiên, điều mà dòng sản phẩm cao cấp của các hãng nổi tiếng cũng khó mà làm được.
Yếu tố nào tạo nên tác dụng thần thánh của kem trộn?
Nhận định về các loại kem trộn kém chất lượng, bác sĩ Hoàng Văn Tâm, giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội cho biết, bản chất của những loại mỹ phẩm kém chất lượng này là “treo đầu dê, bán thịt chó”, tức là thành phần không đúng với nhãn mác.

Nhấn để phóng to ảnh
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội đang khám cho một bệnh nhân.
Dù được quảng cáo là mỹ phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên nhưng để mang lại hiệu quả thần tốc, chúng được trộn thêm các thành phần hóa chất không phải từ thiên nhiên. Cũng theo phân tích của bác sĩ Tâm, tùy theo mục đích sử dụng mà các loại mỹ phẩm này sẽ được trộn thêm các thành phần khác nhau, cụ thể:
- Làm trắng da: hydroquinone, dẫn xuất của benzen, vitamin A acid, azelaic, corticoid, thậm chí là cả thủy ngân!
- Điều trị mụn trứng cá: Vitamin A acid, azelaic…
- Kem có tác dụng lột sâu: salicylic, glycolic, hợp chất của phenol…
“Trên thực tế, nhiều thành phần hóa chất kể trên được sử dụng trong các loại thuốc chữa bệnh về da, các sản phẩm mỹ phẩm chính hãng, điển hình như: hydroquinone, vitamin A acid, salicylic. Tuy nhiên, hàm lượng của chúng luôn được kiểm soát ở ngưỡng cho phép. Ngược lại, để thần thánh hóa công dụng của kem trộn, người sản xuất sẽ tăng hàm lượng của các chất này lên gấp nhiều lần giới hạn an toàn với sức khỏe”, bác sĩ Tâm cho biết.

Nhấn để phóng to ảnh
Hiệu quả thần tốc của các loại kem trộn kém chất lượng đến từ việc lạm dụng các loại hóa chất!
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh: “Hiện trạng các loại kem trộn đội lốt mỹ phẩm thiên nhiên thực sự rất đáng quan ngại, bởi người sử dụng tin tưởng vào độ an toàn như lời quảng cáo nên thời gian bôi sẽ kéo dài và mỗi ngày bôi làm nhiều lần”
Hậu quả khôn lường của việc sử dụng kem trộn: kích ứng da, đục thủy tinh thể, thậm chí là ung thư
Về tác dụng phụ của việc sử dụng các loại kem trộn kém chất lượng, bác sĩ Tâm phân tích, loại kem này có thể gây ra cả tác dụng tại chỗ, lẫn tác dụng toàn thân.

Nhấn để phóng to ảnh
Kích ứng da là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất do sử dụng kem trộn.
Về tác dụng tại chỗ, triệu chứng hay gặp nhất chính là da bị kích ứng, đỏ, nhiễm khuẩn. “Các loại kem trộn có tính chất lột có thể khiến người dùng bị nhiễm vi rút herpes có thể gây nguy hiểm đến tính mạng” – Bác sĩ Tâm nhấn mạnh. Bên cạnh các tác dụng phụ cấp tính, kem trộn còn gây ra tác dụng phụ mãn tính như: teo da, giãn mạch, rậm lông, mụn trứng cá, giảm hoặc mất hoàn toàn sắc tố da. Nhiều trường hợp sử dụng kem trộn cũng ghi nhận tình trạng nghiện thành phần thuốc có trong loại kem đó.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhiễm vi rút herpes do sử dụng các loại kem trộn có tính chất lột sâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tác dụng phụ toàn thân: Ví dụ điển hình là việc sử dụng kem có thành phần corticoid cao với thời gian kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể (nếu bôi ở vùng gần mắt), corticoid ngấm vào trong máu có thể gây tăng đường huyết, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận. Với Hydroquinone liều cao liên tục được bôi lên da cũng có thể ngấm vào máu gây ra rối loạn tuyến giáp và gan. Thậm chí, nhiều nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, hóa chất này có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư máu!
Minh Nhật/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.