![]() |
Cảnh báo ứng dụng mạo danh Bộ Công an
Bộ Công an vừa phát hiện được một phần mềm gián điệp có tên gọi là "Bộ Công an" do các đối tượng xấu sử dụng, để đe doạ và yêu cầu người sử dụng phải cài đặt trên điện thoại dùng hệ điều hành Android.
Mới đây, Bộ Công an vừa phát hiện được một phần mềm gián điệp có tên gọi là “Bộ Công an” và có hình biểu tượng Công an hiện do các đối tượng xấu sử dụng, để đe doạ và yêu cầu người sử dụng phải cài đặt trên điện thoại dùng hệ điều hành Android. Điều nguy hiểm là khi nạn nhân thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng này, thì điện thoại sẽ bị chiếm quyền điều khiển, tất cả các thông tin trong quá trình sử dụng điện thoại đều bị thu thập và bị sử dụng vào các mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người sử dụng. Vậy, người sử dụng nên làm gì khi thiết bị di động đã cài đặt ứng dụng mạo danh Bộ Công an này?
Thực tế, theo tìm hiểu, đã có khá nhiều người bị gọi điện thoại đe doạ, hoặc được yêu cầu chuyển tiền, nhận tiền và cài đặt ứng dụng có tên là Bộ Công an. Một người dùng nam cho biết: "Tôi cũng từng nhận được cuộc gọi người ta xưng danh là cơ quan điều tra tội phạm yêu cầu tôi phải chuyển tiền tiết kiệm và đề nghị tôi cài ứng dụng có tên là Bộ Công an."
Một người dùng khác cũng cho biết: "Tôi đã từng nhận cuộc gọi xưng danh là cơ quan công an, yêu cầu tôi phải khai báo hết số tiền mà mình gửi tiết kiệm. Tôi trả lời là không có tiền gửi tiết kiệm, thì sau một hồi đe dọa đủ kiểu, thì chúng bảo tôi cần phải cảnh giác, bảo vệ thông tin cá nhân của mình và đề nghị tôi cài ứng dụng cái app gì đấy của Bộ Công an."
Bộ Công an cho biết, khi cài đặt ứng dụng giả mạo này, người sử dụng sẽ bị chiếm quyền điều khiển trên điện thoại. Điều này có nghĩa là tội phạm mạng có thể lấy các thông tin, dữ liệu trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android của người dùng. Nếu người sử dụng truy cập vào các trang web quan trọng của ngân hàng, hay truy cập vào thư điện tử cá nhân,… thì tội phạm mạng có thể lấy được cả tên tài khoản, mật khẩu, thậm chí còn nhận được mã OTP dùng một lần (từ tin nhắn sms trên điện thoại đó).
Chính vì vậy, đã có nhiều người sau khi bị theo dõi vì cài đặt ứng dụng giả mạo này đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Điều đáng nói là người sử dụng khi bị gọi điện thoại đe doạ còn được nhìn thấy phòng làm việc với rất nhiều người mặc quân phục giống như của công an.
Đó chính là lý do khá nhiều người đã bị lừa cài đặt ứng dụng này trong thời gian gần đây, như nhận định của ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV gốc rễ vẫn là mạo danh cơ quan chức năng, để đánh lừa người dùng, để xem hình ảnh. Chúng bố trí một phòng tương tự như phòng của cơ quan chức năng hoặc có những người mặc đồng phục ngồi xung quanh, để tạo niềm tin cho người dùng đấy là cơ quan chức năng đang liên hệ.
"Bản chất đấy chính là một phần mềm gián điệp - phần mềm theo dõi điện thoại của người dùng. Khi mà cài đặt rồi, thì ứng dụng này sẽ theo dõi toàn bộ tất cả những thông tin trên điện thoại của người dùng, mà người dùng không hề hay biết. Ứng dụng là Bộ Công an, nhưng thực ra công an không có ứng dụng đấy, thế thì gỡ đi hết"- ông Tuấn Anh nói.
Như vậy, sau khi gỡ, người sử dụng cần thay đổi ngay mật khẩu các tài khoản cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử,… Bên cạnh đó, người sử dụng nên cài đặt các phần mềm an ninh của các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo mật uy tín, để giúp tự động rà quét, phát hiện và đưa ra các cảnh báo về sự nguy hiểm nếu như các ứng dụng chuẩn bị cài đặt có thể nghe lén, đọc tin nhắn,… trên thiết bị của người sử dụng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thường Xuân: Hỗ trợ người dân trả lại tiền cho người chuyển khoản nhầm
Vừa qua, Công an thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân đã hỗ trợ 1 công dân trên địa bàn xác minh thông tin, tìm được người chuyển khoản nhầm để trả lại tiền.

Bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp xe máy
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 đối tượng, gồm: Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1987, trú tại xã Tân Khang và Đỗ Xuân Hùng, sinh năm 1990, trú tại xã Trung Chính, huyện Nông Cống về tội trộm cắp tài sản.

Thị trấn Thiệu Hoá với mục tiêu không ma tuý
Từng là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về ma túy, thế nhưng chỉ sau gần 1 năm triển khai thực hiện Đề án số 3822 của Giám đốc Công an tỉnh về xây dựng “Xã, phường, thị trấn không ma túy”, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đã có những chuyển biến tích cực.

Nhanh chóng điều tra, bắt giữ đối tượng trộm cắp xe mô-tô tại cửa hàng sửa chữa xe máy
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ đối tượng gây ra vụ trộm cắp xe mô-tô trên địa bàn phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.

Bắt giữ đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng tại huyện Triệu Sơn
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, làm rõ, bắt giữ đối tượng Hoàng Viết Thắng, trú tại thôn Thái Phong, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

VNeID - Kênh tố giác tội phạm hiện đại, an toàn và hiệu quả
Từ tháng 7/2022, người dân còn có thể gửi thông tin tố giác tội phạm trực tiếp từ ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID đến Công an cấp xã. Đây được đánh giá là kênh tố giác tội phạm nhanh chóng, bí mật, an toàn và hiệu quả.

Bắt 4 đối tượng mua bán trái phép vật liệu nổ
Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với 4 đối tượng gồm Nguyễn Duy Hà, ở xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân; Trương Văn Mạnh, ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá; Lê Văn Cường, ở xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân và Nguyễn Văn Lợi, ở xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hoá để điều tra về hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ.

Tạm giữ hình sự đối tượng trộm cắp trâu
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh vừa điều tra, làm rõ, tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Hà, ở xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh về hành vi trộm cắp tài sản.

Nhanh chóng xác minh và hỗ trợ trao trả 99 triệu đồng cho người chuyển khoản nhầm
Vừa qua, Công an phường Hải An, thị xã Nghi Sơn tiếp nhận thông tin của công dân Bùi Thị Nhung trú tại địa bàn phường về việc tài khoản của chị Nhung nhận được số tiền 99 triệu đồng không rõ nguồn gửi. Sau khi xác minh, Công an phường Hải An xác định đây là tiền do một người dân trên địa bàn phường chuyển khoản nhầm.

Nhức nhối tình trạng cuộc gọi quấy rối đường dây nóng an ninh trật tự
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân báo tin nhanh chóng đến lực lượng Công an trong các trường hợp xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự, sự cố cháy nổ và tai nạn thương tích, các số điện thoại khẩn cấp đã được thiết lập như 113, 114, đường dây nóng của Công an các địa phương. Thế nhưng, tại Thanh Hóa đã và đang diễn ra tình trạng các cuộc gọi quấy rối đến các đường dây này, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.