Cảnh giác luận điệu xuyên tạc Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Ngày 01/7 vừa qua, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Đây là Luật khẳng định tính pháp lý, vị trí, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới. Tuy nhiên, cũng như đối với các Luật khác, các đối tượng thù địch, phản động không ngừng tung ra các luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc nội dung Luật này nhằm tạo dư luận xấu, chống phá Đảng, Nhà nước ta và chia rẽ đoàn kết trong Nhân dân.
Lợi dụng việc thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở để xuyên tạc, chống phá là hoạt động mà các đối tượng thù địch, phản động đã bắt đầu thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng dự thảo Luật. Chúng cho rằng, việc ra đời lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là không cần thiết, tạo nên gánh nặng về chi phí công, gây áp lực kinh tế cho người dân. Đến khi Luật chính thức có hiệu lực, những luận điệu xuyên tạc, chống phá như "mục đích thành lập lực lượng này là nhằm đàn áp Nhân dân", "việc gia tăng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là để quản lý người dân, doanh nghiệp và chính đảng viên để có thể trừng trị bất cứ khi nào", "lập thêm lực lượng để bòn rút Nhân dân"… tiếp tục được các đối tượng, phần tử xấu trong và ngoài nước tung ra trên các báo, đài nước ngoài, trang thông tin, trang mạng xã hội phản động…
Tuy nhiên, về khách quan, việc ra đời Luật này là yêu cầu tất yếu từ những thực tiễn bất cập, phát sinh trong quá trình đảm bảo ANTT ở cơ sở. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở không phải là lực lượng mới hoàn toàn. Về mặt bản chất, đây là sự điều chỉnh lại các lực lượng đã được thành lập, hoạt động ở địa bàn cơ sở từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bao gồm Công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và các chức danh đội trưởng, đội phó dân phòng. Những năm qua, lực lượng này đã góp phần quan trọng trong đấu tranh làm thất bại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ bình yên của Tổ quốc, nhưng lại thiếu hành lang pháp lý hoạt động, từ đó thiếu cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiệp vụ.
Do đó, việc thống nhất các lực lượng kể trên thành lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Do đó, không hề có việc "chính quyền gia tăng lực lượng để đàn áp người dân" như luận điệu xuyên tạc mà các đối tượng xấu đã tung ra. Theo ông Phạm Văn Hòa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: khi vụ việc xảy ra tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, công an xã cách từ 10 đến 20km thì làm sao bảo vệ được hiện trường, lúc này lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là rất quan trọng.
Về mặt pháp lý, Hiến pháp năm 2013, Luật Công an nhân dân và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định mọi công dân đều có nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Luật Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở là bước cụ thể hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước về thiết lập thế trận an ninh Nhân dân, bảo vệ ANTT, an ninh quốc gia từ sớm, từ xa, từ cơ sở và không mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước đó.
Các đối tượng xấu còn xuyên tạc rằng việc ban hành Luật này tiếp tục thể hiện ý chí áp đặt của Bộ Công an. Trên thực tế, đây là nội dung nằm trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, khoa học, đúng quy trình, quy định; lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia và sự phản hồi của các tầng lớp Nhân dân, được Quốc hội thảo luận dân chủ, kỹ càng trước khi bỏ phiếu thông qua với sự đồng thuận rất cao của các Đại biểu Quốc hội. Ông Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho rằng: "Dân là tai mắt, vì dân nhưng cũng phải do dân. Tôi nghĩ rằng nếu Công an chính quy tăng cường về cơ sở thì chỉ là lực kéo, còn dân không tham gia vào thì sẽ không có lực lượng".
Ông Nguyễn Phi Thường, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cũng cho rằng: "Các đồng chí Công an chính quy rất am hiểu pháp luật, am hiểu nghiệp vụ nhưng lại không thể hiểu được rằng ở làng xã đấy có vụ việc xảy ra, người ta biết ngay là con ông nào, cháu ông nào… Làm sao đấy để vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng bán chuyên trách đó để thành cánh tay nối dài của lực lượng Công an giúp cho an ninh trật tự tốt hơn là hoàn toàn chính xác".
Sau hơn 1 tháng triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, các địa phương đều ghi nhận hiệu quả bước đầu trong hoạt động của lực lượng này. Tại Thanh Hóa, toàn tỉnh đã thành lập trên 4.300 tổ bảo vệ an ninh trật tự với 13.000 người tham gia. Ngay sau lễ ra mắt, các thành viên tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở đã được lực lượng Công an xã chính quy khẩn trương đào tạo, hướng dẫn, trao đổi về nghiệp vụ, bắt tay ngay vào công việc hỗ trợ lực lượng Công an tuần tra, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; hỗ trợ vận động, giáo dục người có hành vi vi phạm ở cơ sở… Qua đó, cung cấp hàng trăm tin báo về tình hình an ninh trật tự có giá trị, hòa giải hiệu quả nhiều mâu thuẫn phát sinh trong đời sống Nhân dân, từ đó làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, giữ vững tình hình an ninh trật tự tại cơ sở.
Thượng úy Nguyễn Đình Ánh, Phó trưởng Công an xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi ra mắt, các đồng chí cũng đã rất nhanh đến trong việc bắt tay và thực hiện các nhiệm vụ được Công an xã xã hướng dẫn, nắm bắt được địa bàn tốt về công tác, về nhân hộ khẩu cũng như cung cấp những thông tin rất quan trọng, kịp thời để lượng Công an xã kết hợp, từ đó cùng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra". Ông Đoàn Hải Đông, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cũng bày tỏ: "Tổ an ninh trật tự xuất phát từ địa bàn cơ sở, mọi sự việc vụ việc xảy ra trên địa bàn cơ sở thì lực lượng này nắm bắt đầu tiên. Qua nắm bắt thông tin đã đem lại hiệu quả rất lớn cho người dân, đặc biệt là những hộ kinh doanh gia đình chúng tôi, người dân cũng yên tâm".
Việc xây dựng, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính là để huy động sức mạnh Nhân dân tham gia giữ gìn ANTT, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Mỗi người cần tăng cường nhận thức, hiểu biết đúng đắn về vị trí, vai trò của lực lượng bảo vệ ANTT tại cơ sở; tỉnh táo, nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, ý đồ, hoạt động lợi dụng việc xây dựng, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở để chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Ban Chỉ đạo 35 huyện Mường Lát tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Ngày 9/12, Ban Chỉ đạo 35 huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.