Cảnh giác nguy cơ lừa đảo, dính mã độc khi quét mã QR
Quét mã QR hiện đã trở thành hoạt động quen thuộc đối với khá nhiều người. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cũng cảnh báo, người dân nên cảnh giác nguy cơ lừa đảo, dính mã độc khi quét mã QR… nhất là các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email...
Mã QR hiện là một trong những hình thức thanh toán phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2023, thanh toán bằng phương thức quét mã QR tại Việt Nam đạt gần 183 triệu lượt giao dịch, tăng hơn 170% về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm 2022. Chỉ tính riêng trong tháng 01/2024, giao dịch thanh toán qua phương thức QR tăng gần 900% về số lượng và trên 1.000% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Tại các cửa hàng kinh doanh, thanh toán qua mã QR đã trở nên phổ biến. Thay vì nhập tên ngân hàng, số tài khoản như trước, khách hàng chỉ cần quét là thông tin được tự động điền. Việc liên kết giữa các đơn vị cũng giúp thanh toán QR trở nên đơn giản, khi ứng dụng của ngân hàng này có thể quét QR của bên khác. Tuy nhiên, đây cũng là một kẽ hở để các đối tượng lừa đảo lợi dụng thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản. Một thủ đoạn mới gần đây được nhiều cửa hàng phản ánh là kẻ gian đã in mã QR tài khoản ngân hàng của đối tượng, sau đó lợi dụng sơ hở để dán đè lên mã QR của cửa hàng, khiến khách hàng thanh toán nhầm sang tài khoản của kẻ gian. Chính vì vậy, nhiều cửa hàng đã cảnh giác hơn khi đặt các mã QR thanh toán.
Anh Nguyễn Văn Hoàng, Chủ quán The life café, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây quán chúng tôi dán mã QR thanh toán tại từng bàn để thuận tiện cho khách thanh toán. Tuy nhiên, khi đọc được các cảnh báo về việc lừa đảo dán QR thì chúng tôi đã gỡ hết các mã QR tại bàn mà chỉ để tại quầy cho khách thanh toán. Hoặc nếu khách thanh toán tại bàn thì nhân viên sẽ mang hóa đơn có kèm mã QR để khách quét, tránh nhầm lẫn.".
Không chỉ dùng để thanh toán, mã QR cũng được sử dụng để trao đổi, cung cấp thông tin hay giúp việc truy cập một đường link dễ dàng hơn việc phải gõ lại địa chỉ. Lợi dụng yếu tố về mặt hiển thị như vậy và việc mã QR ngày càng trở lên phổ biến, các đối tượng xấu đã tìm cách phát tán đường linh xấu hoặc mã độc thông qua mã QR.
Ông Trần Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết thêm: "Các đối tượng xấu sẽ gửi mã QR qua ermail, tin nhắn hay phát tán tờ rơi có in mã QR. Khi người dùng quét mã QR sẽ vô tình truy cập phải các đường link độc hại hoặc dính các mã độc. Các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật".
Trên thực tế, bản chất mã QR không phải mã độc tấn công trực tiếp mà chỉ là trung gian để truyền tải nội dung. Do đó, việc người dùng có bị tấn công hay không phụ thuộc vào cách xử lý nội dung sau khi quét mã QR Code. Để không bị lừa đảo qua hình thức này, các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, người dùng cần thận trọng trước khi quét mã QR Code, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng.
Ông Trần Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa chia sẻ: "Trước khi chúng ta quét mã, chúng ta phải hết sức cẩn thận ở những nơi công cộng. Khi thực hiện thanh toán bằng mã QR, chúng ta phải kiểm tra xem thông tin nơi chuyển đến có đúng người mình cần chuyển không. Nếu không may truy cập vào đường link, tuyệt đối không cung cấp các thông tin để kẻ xấu đánh cắp các nội dung về dữ liệu, tiền trong tài khoản của chúng ta".
Cảnh giác, cẩn thận không bao giờ là thừa! Đối với các đơn vị, tổ chức hay cá nhân cung cấp mã QR cần thường xuyên rà soát, kiểm tra lại tính chính xác của mã QR. Còn đối với người dùng, khi quét mã QR cần thận trọng kiểm tra lại các thông tin được dẫn từ mã QR.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.