Cảnh giác trước những thủ đoạn chống phá của RSF và CPJ
Những ngày đầu tháng 3 năm 2019, lợi dụng sự kiện ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, tổ chức RSF và CPJ đã tán phát nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống phá, bôi nhọ các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.
Sự việc này thu hút một số phần tử vốn có tư tưởng thù địch với cách mạng Việt Nam, đưa ra bình luận trên các trang mạng phản động và mạng xã hội, nhất là trên mạng facebook hòng tạo cái nhìn sai lệch về tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
1. RSF và CPJ là gì ?
RSF - Tổ chức phóng viên không biên giới, là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, được thành lập năm 1985, có trụ sở tại Paris, Pháp; tên tiếng Anh là Reporters Without Borders; với mục đích hoạt động đưa ra là bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.
CPJ - Ủy ban Bảo vệ ký giả, tên gọi khác của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists), một tổ chức được một nhóm thông tin viên nước ngoài của Mỹ thành lập vào năm 1981 với tuyên bố là tổ chức phi lợi nhuận độc lập, mục đích ban đầu đề ra là thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ các quyền của nhà báo, trụ sở ở thành phố New York, Mỹ.
Mục đích mà RFS và CPJ đề ra có vẻ khá tiến bộ, tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của hai tổ chức này lại trái ngược hoàn toàn. Đối với Việt Nam, hai tổ chức này thường xuyên đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền.
Gọi những tù nhân nữ đang chấp hành án vì các tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, xúc phạm Quốc kỳ” là “Nhà báo”; quy chụp Việt Nam đối xử vô nhân đạo, tệ hại, khủng khiếp với những phạm nhân này để kích động dư luận dậy sóng nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
Tiến hành các hoạt động vinh danh ảo như: Trao giải “Nhân quyền năm 2018”, “Người phụ nữ can đảm năm 2018” để cổ súy, khích lệ phong trào chống đối tại Việt Nam, nhất là ngụy dựng “tâm sự” của các phạm nhân thành “biểu tượng” để kích thích hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Đặc biệt, hai tổ chức này triệt để sử dụng chiêu thức vinh danh các phạm nhân; huyễn hoặc mây xanh, phong hiệu “Nhà báo” và suy tôn Trần Thị Nga là nhà hoạt động bảo vệ cho quyền công dân, Huỳnh Thục Vy là thành viên tích cực, có nhiều cống hiến của tổ chức xã hội dân sự - Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam...
2. Ba đối tượng được RSF và CPJ vinh danh “Nhà báo” là ai ?
Trần Thị Nga, SN 1977, trú tại phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Từ tháng 9-2014 đến tháng 1-2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân và trang YouTube “trần thúy nga” để làm ra, tàng trữ và tán phát 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; cung cấp những thông tin, tình hình sai lệch về hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, về lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đài, báo phản động ngoài nước và viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Nam mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt 9 năm tù, phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù đối với Trần Thị Nga, vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo Điều 88 BLHS.
Huỳnh Thục Vy, SN 1985, trú tại phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Lúc 11h ngày 1-9-2017, tại tổ dân phố Tân Hà 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, Huỳnh Thục Vy đã dùng bình sơn mi ni xịt sơn màu trắng lên ngôi sao của 2 lá cờ Tổ quốc do UBND phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Sau đó, chụp và đăng tải hình ảnh hai lá cờ Tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook và ghi nội dung “Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng”.
Ngày 31-10-2018, TAND thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Huỳnh Thục Vy vì tội “xúc phạm Quốc kỳ”. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Huỳnh Thục Vy mức án 2 năm 9 tháng tù giam. Đồng thời, TAND thị xã Buôn Hồ cũng ra Quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh đối với Huỳnh Thục Vy.
Trước đó, năm 2011, Huỳnh Thục Vy đã bị UBND tỉnh Quảng Nam xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền 85 triệu đồng vì hành vi “Cung cấp, trao đổi, tuyên truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn, SN 1985, trú tại phường 7, thành phố Trà Vinh. Từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã từng được tổ chức khủng bố “Việt Tân” triệu tập, huấn luyện về đấu tranh “bất bạo động” tại nước ngoài và trở thành thành viên của tổ chức này.
Sau các khóa huấn luyện, trở về Việt Nam, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền phát triển lực lượng, kích động quần chúng gây rối làm mất ổn định tình hình chính trị, xã hội trong nước; viết bài xuyên tạc quan điểm, đường lối chính sách của Đảng; lợi dụng chiêu bài đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền biển đảo để thực hiện các mưu đồ chính trị nhằm lật đổ chính quyền Nhà nước Việt Nam.
Ngày 9-1-2013, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên án 8 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Đặng Minh Mẫn vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Như vậy, cả ba đối tượng trên không phải là “nhà báo”, không phải là “phụ nữ can đảm” đại diện cho phụ nữ Việt Nam. Ba đối tượng này là công dân Việt Nam, nhưng đã bị câu móc, mua chuộc, đã có các hoạt động vi phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và đã bị tuyên án tù, đang chấp hành án.
Trong thời gian chấp hành án, cả ba phạm nhân này đều được đối xử đúng theo quy định của pháp luật. Những luận điệu cho rằng 3 đối tượng này bị đối xử hà khắc trong quá trình chấp hành án là không đúng sự thật, cố tình vu cáo, xuyên tạc nhằm tạo “nguyên cớ” để gây sức ép đối với Việt Nam vì vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền.
3. Thực chất hoạt động của RFS và CPJ là gì ?
Trong lịch sử, RFS và CPJ đã từng hà hơi, tiếp sức, suy tôn các đối tượng là công dân Việt Nam có hành vi tuyên truyền, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam, vi phạm pháp luật nghiêm trọng gắn mác “nhà báo” như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Trương Duy Nhất, Võ Thanh Tùng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Hữu Vinh, Lê Đình Lượng v.v...
Thực chất hoạt động của RFS và CPJ là câu móc, lôi kéo, mua chuộc các thành phần chống đối thuộc các nước có hệ tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và cổ vũ, tài trợ, hướng dẫn các đối tượng chống đối thực hiện hành vi chống phá Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa; sau đó lên án, can thiệp, gây sức ép đối với các nước xã hội chủ nghĩa trên vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Sau sự việc trao giải “Tự do báo chí” cho đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), chúng tiếp tục thực hiện các chiêu trò “tạo nguyên cớ” để gây sức ép, buộc Việt Nam trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho các đối tượng Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Trần Thị Nga, và cổ súy, kích động bùng phát phong trào đấu tranh được cho là “vì tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí” ở Việt Nam, qua đó “phát triển” phong trào chống đối, gây rối, biểu tình chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có hệ thống luật pháp của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và những nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc, không ai được phép can thiệp vào những công việc nội bộ của quốc gia có chủ quyền, nên không thế lực nào có thể can thiệp vào và cả RFS cùng CPJ cũng không là ngoại lệ.
Việc RFS và CPJ cố tình xuyên tạc, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam trong thời gian qua càng phản ánh sự chống phá không giới hạn của các thế lực thù địch đối với chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời chứng tỏ RFS và CPJ luôn bộc lộ cái nhìn hẹp hòi, thiếu thiện cảm và có tính kỳ thị với sự phát triển cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền con người… của đất nước Việt Nam đã được đông đảo bạn bè trên thế giới thừa nhận.
Đọc thêm

Xây dựng phường Đông Sơn trở thành phường thông minh dẫn đầu thành phố về chuyển đổi số
Ngày 21/2, Đảng bộ phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đảng bộ được Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa chọn tổ chức Đại hội điểm của thành phố, và cũng là Đảng bộ cơ sở đầu tiên của tỉnh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội
Chiều 21/02, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chủ trì phiên họp đánh giá kết quả hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tiếp và làm việc với đoàn công tác Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam
Chiều 21/2, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam và Công ty Cổ phần staBOO Thanh Hóa. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và 80 năm thành lập ngành Y tế Thanh Hóa
Chiều 21/02, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức tọa đàm kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025); 80 năm thành lập ngành Y tế Thanh Hóa (1945 - 2025).

Xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức lễ công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn
Sáng ngày 20/2, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện thỏa thuận liên ngành số 01 và số 02 về nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Khởi công Cụm công nghiệp Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn
Sáng ngày 20/2, huyện Triệu Sơn phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư Trường Đại Lộc tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng Cụm công nghiệp Hợp Thắng. Đây là dự án chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Triệu Sơn (25/2/1965 - 25/2/2025). Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đến năm 2030, Thanh Hóa trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chiều ngày 20/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo cấp tỉnh về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã chủ trì hội nghị Ban chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và một số nội dung liên quan.

Quán triệt, triển khai các Kết luận, kế hoạch kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Chiều ngày 20/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các Kết luận, kế hoạch kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chính phủ cho ý kiến về 7 dự án luật quan trọng
(Chinhphu.vn) - Sáng 20/2, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025. Đây là phiên họp thứ 2 của năm 2025 về chuyên đề xây dựng pháp luật, được tổ chức chỉ sau 1 ngày kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV bế mạc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.