Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến thủ tục xuất, nhập cảnh
Thời gian qua, lợi dụng nhu cầu xuất cảnh của người dân để học tập, tìm kiếm việc làm, du lịch, thăm thân, một số đối tượng đã sử dụng thủ đoạn liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Thực tế, chỉ trong tháng 7 và tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 2 trường hợp công dân cư trú tại huyện Thọ Xuân và Hoằng Hóa bị các đối tượng thông qua mạng xã hội zalo, facebook lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi Nhật Bản và Hàn Quốc để chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới 300 triệu đồng.
Từ các vụ việc trên cho thấy, phương thức thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo chủ yếu sử dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo để tìm kiếm và liên lạc với người có nhu cầu làm thủ tục để xuất cảnh ra nước ngoài để dẫn dụ những người nhẹ dạ cả tin, thậm chí các đối tượng còn lập ra các công ty ảo trên mạng để quảng cáo về việc tuyển dụng lao động đi nước ngoài với "việc nhẹ, lương cao", thủ tục đơn giản, thời gian xuất cảnh nhanh.
Để làm thủ tục xuất nhập cảnh, các đối tượng lừa đảo yêu cầu người có nhu cầu xuất cảnh gửi ảnh chân dung và ảnh căn cước công dân để làm thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông. Sau một thời gian, đối tượng gửi ảnh chụp hộ chiếu giả mạo cho người có nhu cầu và thông báo thủ tục cấp hộ chiếu đã hoàn tất. Sau đó, đối tượng liên lạc lại với bị hại, thông báo chi phí để xuất cảnh và yêu cầu người dân nộp trước một khoản tiền cọc vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để làm các thủ tục xin cấp visa, giấy tờ tư pháp, liên hệ với Cục Quản lý xuất, nhập cảnh làm thủ tục xin xuất nhập cảnh đi lao động.

Khi có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài, người dân nên tự nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu hoặc liên hệ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh để được hướng dẫn, hỗ trợ
Sau khi người dân chuyển tiền, đối tượng xác nhận đã nhận được tiền và hứa hẹn sẽ giúp đỡ để người dân chỉ phải trả phần còn lại sau khi ra nước ngoài. Để tạo niềm tin, đối tượng gửi cho người dân hình ảnh chụp visa và các giấy tờ giả mạo khác như giấy khám sức khỏe, giấy tờ tư pháp; thông báo đã được cấp visa, hướng dẫn công dân các bước làm thủ tục, thời gian nhận giấy tờ, hộ chiếu và visa khi có mặt tại sân bay để xuất cảnh.
Sau đó, các đối tượng gửi "Công văn xác minh chứng minh nguồn thu nhập và tài chính" giả mạo, yêu cầu người dân chuyển từ 20 - 50 triệu đồng (thậm chí cả trăm triệu đồng) vào tài khoản giả mạo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh để chứng minh tài chính. Trên văn bản có ghi rõ mục đích xác minh và cam kết sẽ hoàn trả lại sau khi nộp tiền khoảng 30 - 40 phút. Nếu nhận thấy công dân còn chần chừ, đối tượng sẽ mạo danh là cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh liên tục gọi điện thúc giục công dân nộp tiền vào tài khoản đã được đối tượng cung cấp ghi trên các giấy tờ giả mạo, để hoàn thiện hồ sơ. Sau khi nhận được tiền chuyển khoản, đối tượng lừa đảo lập tức cắt mọi liên hệ với công dân.
Để chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với loại tội phạm này, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Thanh Hóa khuyến cáo: Người dân cần tìm hiểu, nâng cao nhận thức và chấp hành các quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh; có ý thức cảnh giác, nắm và nhận diện được các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, đường dây tổ chức cho người khác xuất cảnh, di cư trái phép, mua bán người và những hậu quả, hệ lụy của việc xuất cảnh, trốn ở lại nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp, không để các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo.
Khi có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài, người dân nên tự nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu hoặc liên hệ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh để được hướng dẫn, hỗ trợ; cảnh giác với các hình thức "cò dịch vụ" làm hộ chiếu. Không cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân, cũng như hình ảnh căn cước công dân cho các dịch vụ trên mạng xã hội để bảo mật thông tin, tránh bị các đối tượng xấu sử dụng vào hoạt động vi phạm pháp luật; không gửi tiền vào tài khoản lạ, không rõ nguồn gốc.
Người dân có nhu cầu xin cấp visa thì liên hệ trực tiếp cơ quan đại diện của nước cần đến (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Văn phòng đại diện) có trụ sở tại Việt Nam, hoặc thông qua các công ty du lịch, xuất khẩu lao động uy tín, có giấy phép lữ hành quốc tế, để nộp hồ sơ xin cấp visa, hoặc được tư vấn, hướng dẫn về thủ tục; không nghe và làm theo các đối tượng môi giới, tổ chức.
Khi người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động phải tìm hiểu kỹ về công ty xuất khẩu lao động trước khi ký hợp đồng và chuyển tiền làm thủ tục. Công dân có thể đến trực tiếp công ty để xác minh, tìm hiểu qua Sở lao động, thương binh và xã hội, Phòng lao động, thương binh và xã hội huyện, hoặc tra cứu thông tin về doanh nghiệp có giấy phép Xuất khẩu lao động tại Trang thông tin điện tử của Cục quản lý lao động ngoài nước. Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn trên các website, facebook, zalo. Cảnh giác, nâng cao hiểu biết để có lựa chọn đúng, tránh rơi vào bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động việc nhẹ, lương cao, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giá rẻ.
Khi phát hiện các đối tượng lừa đảo làm hộ chiếu, visa và đưa người xuất cảnh lao động trái phép, người dân nhanh chóng thông báo cho Cơ quan Công an địa phương nơi sinh sống hoặc nơi xảy ra sự việc để được hướng dẫn, giải quyết.

Thường Xuân: Hỗ trợ người dân trả lại tiền cho người chuyển khoản nhầm
Vừa qua, Công an thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân đã hỗ trợ 1 công dân trên địa bàn xác minh thông tin, tìm được người chuyển khoản nhầm để trả lại tiền.

Bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp xe máy
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 đối tượng, gồm: Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1987, trú tại xã Tân Khang và Đỗ Xuân Hùng, sinh năm 1990, trú tại xã Trung Chính, huyện Nông Cống về tội trộm cắp tài sản.

Thị trấn Thiệu Hoá với mục tiêu không ma tuý
Từng là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về ma túy, thế nhưng chỉ sau gần 1 năm triển khai thực hiện Đề án số 3822 của Giám đốc Công an tỉnh về xây dựng “Xã, phường, thị trấn không ma túy”, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đã có những chuyển biến tích cực.

Nhanh chóng điều tra, bắt giữ đối tượng trộm cắp xe mô-tô tại cửa hàng sửa chữa xe máy
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ đối tượng gây ra vụ trộm cắp xe mô-tô trên địa bàn phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.

Bắt giữ đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng tại huyện Triệu Sơn
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, làm rõ, bắt giữ đối tượng Hoàng Viết Thắng, trú tại thôn Thái Phong, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

VNeID - Kênh tố giác tội phạm hiện đại, an toàn và hiệu quả
Từ tháng 7/2022, người dân còn có thể gửi thông tin tố giác tội phạm trực tiếp từ ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID đến Công an cấp xã. Đây được đánh giá là kênh tố giác tội phạm nhanh chóng, bí mật, an toàn và hiệu quả.

Bắt 4 đối tượng mua bán trái phép vật liệu nổ
Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với 4 đối tượng gồm Nguyễn Duy Hà, ở xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân; Trương Văn Mạnh, ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá; Lê Văn Cường, ở xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân và Nguyễn Văn Lợi, ở xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hoá để điều tra về hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ.

Tạm giữ hình sự đối tượng trộm cắp trâu
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh vừa điều tra, làm rõ, tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Hà, ở xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh về hành vi trộm cắp tài sản.

Nhanh chóng xác minh và hỗ trợ trao trả 99 triệu đồng cho người chuyển khoản nhầm
Vừa qua, Công an phường Hải An, thị xã Nghi Sơn tiếp nhận thông tin của công dân Bùi Thị Nhung trú tại địa bàn phường về việc tài khoản của chị Nhung nhận được số tiền 99 triệu đồng không rõ nguồn gửi. Sau khi xác minh, Công an phường Hải An xác định đây là tiền do một người dân trên địa bàn phường chuyển khoản nhầm.

Nhức nhối tình trạng cuộc gọi quấy rối đường dây nóng an ninh trật tự
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân báo tin nhanh chóng đến lực lượng Công an trong các trường hợp xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự, sự cố cháy nổ và tai nạn thương tích, các số điện thoại khẩn cấp đã được thiết lập như 113, 114, đường dây nóng của Công an các địa phương. Thế nhưng, tại Thanh Hóa đã và đang diễn ra tình trạng các cuộc gọi quấy rối đến các đường dây này, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.