Cặp đôi nào giàu nhất sàn chứng khoán; đại gia mua xe 40 tỷ đồng tặng sinh nhật vợ
Tuần qua, danh sách các cặp vợ chồng giàu nhất thị trường chứng khoán được công bố khiến không ít người giật mình. Tuy nhiên, thông tin đại gia "lò vôi" mua xe 40 tỷ đồng tặng vợ lại thu hút nhiều sự chú ý của bạn đọc hơn.
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng 2,9 tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm!
Phiên giao dịch ngày 15/2, cổ phiếu VIC của Vingroup tăng giá, đóng góp cho VN-Index tới 3,79 điểm. Cùng với đó, VHM cũng góp vào mức tăng chung của VN-Index 1,94 điểm; VRE đóng góp 0,78 điểm…
VIC phiên này bật tăng mạnh trở lại 3.900 đồng tương ứng 3,58% lên 112.900 đồng/cổ phiếu sau khi bị điều chỉnh nhẹ, giảm 0,09% vào ngày 13/2. Đây cũng là mức giá cao nhất trong 52 tuần giao dịch của mã này, tăng tới gần 60% trong 1 năm.

Tài sản của Phạm Nhật Vượng tăng "chóng mặt" trong vòng 1 năm qua
Chỉ tính riêng gần 1 tuần giao dịch vừa qua, chỉ trong 4 phiên giao dịch đầu năm Kỷ Hợi, giá cổ phiếu VIC đã tăng 9.000 đồng tương ứng tăng 8,66%. Theo đó, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup cũng tăng tương ứng, tăng thêm trên 16.700 tỷ đồng.
Theo cập nhật của Forbes, giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng hiện đã lên tới 7,2 tỷ USD, xếp thứ 207 thế giới. Như vậy, so với thời điểm tháng 3/2018, sau chưa tới 1 năm, giá trị tài sản của người giàu nhất Việt Nam đã tăng tới 2,9 tỷ USD và vị thứ trong bảng xếp hạng người giàu thế giới cũng tăng thêm 292 bậc.
Diễn biến này của giá cổ phiếu VIC đã giúp ông Phạm Nhật Vượng vượt qua nhiều nhân vật lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên thế giới về giá trị tài sản như tỷ phú Donald Trump (3,1 tỷ USD); ông chủ Hyundai Chung Mong-koo (4,3 tỷ USD); Thái tử Samsung Jay Y.Lee (7,1 tỷ USD).
Choáng ngợp khối tài sản đồ sộ của những cặp vợ chồng giàu nhất sàn chứng khoán
Ngoài vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup đang có khối tài sản 225.213,6 tỷ đồng trên thị thường chứng khoán, phải kể đến vợ chồng ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT ngân hàng Techcombank. Giá trị tài sản của ông Hồ Hùng vào khoảng 22.326 tỷ đồng, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ thông qua cổ phần tại Techcombank và tập đoàn Ma San cũng có khối tài sản trị giá gần 5.246 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch tập đoàn Ma San cũng có khối tài sản lên tới 21.925 tỷ đồng, Vợ ông là bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên HĐQT Ma San cũng có khối tài sản trị giá 3.663,5 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam với giá trị tài sản cổ phiếu tại Viet Jet ở mức 22.101 tỷ đồng; trong khi đó, chồng bà – ông Nguyễn Thanh Hùng – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Sovico, Phó Chủ tịch Viet Jet cũng sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 550 tỷ đồng.
Ông “vua thép” Trần Đình Long hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 16.506,2 tỷ đồng còn vợ ông là bà Vũ Thị hiền có khối tài sản khoảng 4.781,2 tỷ đồng.
Thương vụ lịch sử, đại gia Trường Hải chẳng hề thua kém tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) vừa thống nhất sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án phát hành hơn 30,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,82% lượng cổ phiếu đang lưu hành (1,66 tỷ cổ phiếu) cho Jardine Cycle & Carriage Limited, nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ của JC&C tại Thaco từ 25,23% lên 26,57%. Vốn điều lệ của Thaco theo đó cũng sẽ tăng lên 16.950 tỷ đồng.

Giá phát hành dự kiến lên tới 128.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng khối lượng vốn cần huy động là 3.894 tỷ đồng. Mức giá này gấp đôi thị giá THA trên thị trường OTC và theo đó, định giá Trường Hải ở mức 217.800 tỷ đồng (khoảng 9,4 tỷ USD).
Tuy nhiên, theo cập nhật của Forbes hiện nay, giá trị khối tài sản của gia đình ông Trần Bá Dương mới chỉ ở mức 1,7 tỷ USD, trong khi tài sản ông Phạm Nhật Vượng là 6,9 tỷ USD.
Ông Dũng "lò vôi" nói gì về chiếc ôtô giá 40 tỷ đồng tặng sinh nhật vợ?
Tối Valentine (14/2), tại KDL Đại Nam thuộc tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Phương Hằng (vợ của đại gia Huỳnh Uy Dũng - tức Dũng "lò vôi") đã có buổi chia sẻ, trò chuyện trước hàng trăm khách mời. Nội dung xoay quanh những sóng gió trong cuộc đời bà Hằng cũng như kế hoạch thiện nguyện của bà. Tuy nhiên, đáng chú ý lại là câu chuyện về chiếc xe bà Hằng mới được chồng tặng.

Để thể hiện tình cảm đối với vợ, hơn nửa tháng trước, trong tiệc sinh nhật (hai vợ chồng SN chung một ngày), ông Dũng tặng bà Hằng một chiếc ôtô.
Tối 14-2, chiếc ôtô màu xanh trị giá hơn 40 tỉ đồng của bà Hằng cùng chiếc ôtô màu cam gần 30 tỉ đồng ông Dũng đỗ trong KDL Đại Nam, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình chung
Trao đổi riêng với phóng viên, ông Dũng “lò vôi” tiết lộ chiếc ôtô ông mua tặng vợ có giá hơn 40 tỉ đồng. "Món quà đó không là gì cả so với những điều cô ấy đã mang đến cho tôi. Nếu ai biết tôi, thích cách sống của tôi, thân thiện với tôi, đồng tình với những việc tôi đang làm thì xin cũng hãy dành tình thương đó cho vợ tôi. Vì tôi mà cô ấy đã chịu đựng những điều tưởng chừng không thể chịu đựng được và tha thứ những điều tưởng chừng không thể thứ tha" - ông Dũng bộc bạch.
Làm 1 vụ lớn: Người đàn ông kín tiếng soán ngôi tỷ phú Phương Thảo
CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục trở thành tâm điểm trên thị trường chứng khoán (TTCK) với dòng vốn ngoại dồn dập đổ vào. Trong phiên giao dịch 14/2, khối ngoại tiếp tục mua ròng khủng với phần lớn số tiền gần 1,5 ngàn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan.

Cụ thể, khối ngoại bỏ ra tổng cộng 1,23 ngàn tỷ đồng mua 14 triệu cổ phiếu MSN thông qua thỏa thuận và 600 ngàn cổ phiếu MSN trên sàn.
Hồi tháng 9/2018, SK Group của Hàn Quốc mua toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu quỹ mà Masan thông báo bán trước đó, với mức giá 100 ngàn đồng/cp (cao hơn thị giá 91 ngàn đồng hiện tại), tương đương tổng số tiền 470 triệu USD để nắm giữ 9,5% cổ phần có quyền biểu quyết của Masan.
Với kết quả kinh doanh 2018 ấn tượng cùng với sức cầu lớn từ khối ngoại, cổ phiếu MSN của ông Nguyễn Đăng Quang đã có 5 phiên tăng mạnh liên tiếp, từ mức 77.700 đồng/cp hồi cuối tháng 1 lên 86.000 đồng/cp như hiện nay.
Cú bứt phá này của giá cổ phiếu MSN và TCB, đưa khối tài sản của ông Quang đã vượt xa ngưỡng 22 ngàn tỷ đồng và chính thức vượt qua nữ tỷ phú duy nhất Đông Nam Á: Nguyễn Thị Phương Thảo.
Thế Hưng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.