ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Câu chuyện Mỹ - Iran: Lối rẽ bất ngờ

Cuộc đối địch giữa Mỹ - Iran có lối rẽ bất ngờ mới, tác động mạnh đến Iran, cục diện Mỹ - Iran cũng như chiến lược và sách lược của Iran và Mỹ hiện tại và trong tương lai gần.

16/01/2020 18:00

Việc chiếc máy bay chở khách của Ukraine bị tên lửa phòng không Iran bắn rơi tại Iran là một thảm hoạ và bi kịch. Những hệ luỵ về pháp lý của vụ việc đang được Iran và các quốc gia liên quan cùng nhau giải quyết. Cách giải quyết vụ việc này của Iran khác biệt cơ bản cách Mỹ giải quyết việc hải quân Mỹ bắn rơi máy bay chở khách của Iran năm 1988. Và cuộc đối địch giữa Mỹ - Iran ở khu vực này có lối rẽ bất ngờ mới.

Chuyện máy bay bị bắn rơi tại Iran đã lấn át chính cả chuyện đối địch giữa Mỹ - Iran trên chính trường và dư luận thế giới. Minh họa của The New Yorker
Chuyện máy bay bị bắn rơi tại Iran đã lấn át chính cả chuyện đối địch giữa Mỹ - Iran trên chính trường và dư luận thế giới. Minh họa của The New Yorker

Sốc quá lớn, tác động quá mạnh

Kể từ sau khi phía Iran chính thức xác nhận là tên lửa phòng không của Iran đã bắn rơi chiếc máy bay chở khách nói trên, chuyện máy bay bị bắn rơi này đã lấn át cả chuyện đối địch giữa Mỹ - Iran trên chính trường và dư luận thế giới. Cú sốc quá lớn và tác động của vụ việc quá mạnh mẽ.

Tác động của vụ việc này vô cùng tai hại trên mọi phương diện đối với Iran. Nó bộc lộ những điểm yếu, khiếm khuyết và bất cập của Iran về quốc phòng và quân sự.

Hệ luỵ không thể tránh khỏi đối với Iran là bên ngoài sẽ nhìn nhận khác về thực lực quân sự của Iran, về khả năng phòng thủ của Iran và về thực trạng tâm lý của quân đội Iran trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự hay chiến tranh.

Hệ luỵ không thể tránh khỏi là lòng tin của dân chúng vào quân đội và trong chừng mực nhất định cả vào ban lãnh đạo đất nước bị suy giảm. Cuộc đối địch giữa Mỹ và Iran giờ chuyển trọng tâm sang thành chuyện bên trong Iran.

Những đối thủ của Iran sẽ chưa chịu hài lòng với sự công khai nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường của Iran mà còn tận dụng vụ việc này để gia tăng áp lực đối với Iran khiến cho nước này thêm khó khăn và khó xử cả về đối ngoại lẫn đối nội, gây phân hoá giữa người dân và ban lãnh đạo đất nước cũng như chĩa rẽ trong nội bộ ban lãnh đạo này.

Mỹ đã nhận ra rằng tận dụng vụ việc máy bay bị bắn rơi này còn công hiệu hơn nhiều so với leo thang mức độ đối địch quân sự trực tiếp với Iran. Giao tranh quân sự với Iran bây giờ, cho dù ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ Iran, sẽ chẳng khác gì giúp ban lãnh đạo Iran đoàn kết thống nhất nội bộ và sẽ làm lu mờ chuyện chiếc máy bay bị bắn rơi, sẽ giúp ban lãnh đạo Iran bớt đi chứ không phải làm cho thêm khó khăn và khó xử. Cho nên có thể dự liệu được là ít nhất thì cũng trong thời gian tới Mỹ sẽ không có hoạt động quân sự nào nữa nhằm trực diện vào Iran trừ khi bị Iran tấn công trực diện gây tổn thất về người.

Iran điều chỉnh ra sao?

Việc bắn rơi chiếc máy bay này buộc Iran phải điều chỉnh đối sách với Mỹ. Ưu tiên chính sách hàng đầu của Iran bây giờ chỉ có thể là xử lý nhanh chóng, dứt điểm và ổn thoả chuyện này. Cho nên Iran sẽ tránh sa vào vòng xoáy ăn miếng trả miếng quân sự trực tiếp với Mỹ và kéo dài tình trạng tạm hoà dịu hiện tại như có thể được.

Hơn nữa, một khi những điểm yếu, khiếm khuyết và bất cập về quốc phòng bị bộc lộ như vậy, Iran không thể không có những chấn chỉnh, bổ sung và tăng cường cần thiết về tiền của, công sức, thời gian và sự yên ổn nội bộ để thực hiện những điều chỉnh chiến lược cũng như sách lược.

Chừng nào chưa làm xong những việc ấy, chừng đó Iran sẽ còn phải tránh như có thể được đụng độ quân sự trực tiếp với Mỹ và chừng đó phải tăng cường đối phó Mỹ bằng những phương cách và với những con chủ bài khác.

Vụ việc chiếc máy bay bị bắn rơi này cho thấy bất hoà giữa hai quốc gia gây tổn hại không chỉ cho chính hai quốc gia ấy mà còn cho cả các nước khác. Một khi thần hồn nát thần tính, một khi kỹ thuật và công nghệ không làm việc theo chủ ý và sự kiểm soát của con người, một khi tình cảm lấn át lý trí thì có thể gây ra thảm hoạ như thế nào cho con người ở các bên đối địch nhau và con người ở thế giới bên ngoài.

Rõ ràng, tuy trước hết là Iran nhưng cả Mỹ nữa cũng phải rút ra những bài học cần thiết cho họ từ vụ việc này. Và các quốc gia khác cùng mọi người trên thế giới cũng có trách nhiệm làm cho các bên giảm thiểu xung khắc với nhau chấm dứt.

Theo Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

18:08 , 29/04/2024

Ngày 28/4 Người phát ngôn Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami cho biết, tổng cộng có 90 ứng cử viên sẽ cạnh tranh 45 ghế còn lại trong tổng số 290 ghế của Quốc hội nước này trong cuộc bầu cử vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 10/5 tới.

Chính phủ Hàn Quốc triển khai thêm nhân viên y tế

Chính phủ Hàn Quốc triển khai thêm nhân viên y tế

18:06 , 29/04/2024

Ngày 29/4, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Cho Kyoo-hong cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch triển khai thêm nhân viên y tế trong bối cảnh các bác sỹ cấp cao tại 5 bệnh viện lớn ở thủ đô Seoul quyết định nghỉ làm việc 1 ngày/tuần để đảm bảo 24 giờ nghỉ của các giáo sư sau những giờ làm việc căng thẳng.

Tổng thống Palestine cảnh báo hậu quả nếu Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine cảnh báo hậu quả nếu Israel tấn công Rafah

18:05 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo việc Israel thực hiện cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza có thể dẫn tới việc di dời người Palestine ở Bờ Tây sang Jordan sau khi xung đột kết thúc. Ông Abbas đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) do Saudi Arabia đăng cai tổ chức.

Tỉ phú Elon Musk thăm Trung Quốc, gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường

Tỉ phú Elon Musk thăm Trung Quốc, gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường

18:03 , 29/04/2024

Trong chuyến đi bất ngờ đến Trung Quốc ngày 28/4, tỉ phú công nghệ kiêm Tổng giám đốc Tesla - ông Elon Musk đã gặp Thủ tướng Lý Cường tại Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm thứ hai đến Bắc Kinh (Trung Quốc) của tỉ phú Elon Musk trong chưa đầy một năm. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới về ô tô điện.

Cựu tổng thống Donald Trump dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò trước bầu cử Mỹ 2024

Cựu tổng thống Donald Trump dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò trước bầu cử Mỹ 2024

18:02 , 29/04/2024

Kênh truyền hình CNN ngày 28/4 công bố kết quả thăm dò ý kiến cử tri về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 do Cơ quan Dịch vụ Dữ liệu SSRS tiến hành cho thấy, ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang dẫn trước 6 điểm phần trăm so với Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ, mặc dù ông Trump đang phải hầu tòa về các cáo buộc hình sự.

Thái Lan: Bộ trưởng Ngoại giao xin từ chức ngay sau khi công bố cải tổ nội các

Thái Lan: Bộ trưởng Ngoại giao xin từ chức ngay sau khi công bố cải tổ nội các

18:00 , 29/04/2024

Chỉ vài giờ sau khi danh sách cải tổ nội các Thái Lan lần đầu tiên được công bố trên Công báo Hoàng gia. Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara ngày 28/4 đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin.

Mỹ thu thập thông tin về sản phẩm gia vị của Ấn Độ nghi chứa chất gây ung thư

Mỹ thu thập thông tin về sản phẩm gia vị của Ấn Độ nghi chứa chất gây ung thư

10:26 , 29/04/2024

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) hiện đang thu thập thông tin về các sản phẩm của hai công ty chuyên sản xuất gia vị của Ấn Độ là MDH và Everest sau khi Hồng Kông (Trung Quốc) ngừng bán một số sản phẩm của các nhà sản xuất này vì cáo buộc chứa hàm lượng cao thuốc trừ sâu gây ung thư.

Nga sẽ khắc phục lệnh trừng phạt của EU đối với LNG

Nga sẽ khắc phục lệnh trừng phạt của EU đối với LNG

10:25 , 29/04/2024

Điện Kremlin mới đây tuyên bố, Nga sẽ tìm cách vượt qua bất kỳ lệnh trừng phạt trái phép nào mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với các hoạt động liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này.

Tổng thống Pháp sẽ thăm Đức vào tháng 5

Tổng thống Pháp sẽ thăm Đức vào tháng 5

10:23 , 29/04/2024

Văn phòng tổng thống Pháp mới đây thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Đức vào tháng 5 tới, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đầu tàu châu Âu ngày càng trầm lắng.

Pháp ra khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp ra khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

10:22 , 29/04/2024

Theo báo cáo triển vọng toàn cầu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.