Cầu đường sắt trăm tuổi chính thức trở thành chứng nhân lịch sử của Sài Gòn
Cầu sắt Bình Lợi hơn 117 năm tuổi chính thức chấm dứt sứ mệnh đưa những đoàn tàu qua sông Sài Gòn khi cầu Bình Lợi mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng sáng nay 14/9. Lúc này, cây cầu cũ chuyển sang "nhiệm vụ" làm chứng nhân lịch sử cho sự phát triển của TPHCM.
Đúng 8h30 sáng ngày 14/9, cầu đường sắt Bình Lợi cũ chính thức đóng cửa, dẫn nhịp qua cầu đường sắt Bình Lợi mới để thông tuyến.
Sở Giao thông Vận tải đề xuất lên UBND TPHCM phương án bảo tồn nguyên trạng tại chỗ 2 nhịp cầu phía bờ quận Thủ Đức, trong đó có một nhịp cầu quay. Riêng đối với phần cầu đường sắt bị tháo dỡ phía quận Bình Thạnh được đề xuất giao Trung tâm Quản lý đường thủy nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thủy.
Công trình này nằm trong Dự án xây cầu Bình Lợi mới và nạo vét 71 km luồng sông Sài Gòn theo hình thức BOT, vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.
Khi đi vào hoạt động, cầu sẽ tạo thuận lợi cho các tàu, sà lan có trọng tải đến 5.000 tấn vận chuyển hàng hóa, container từ các cảng biển, bến thủy nội địa ở TPHCM đi các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, góp phần giảm tải cho đường bộ.
"Mấy ngày qua anh em thi công liên tục, kể cả thứ bảy và chủ nhật. Gần 2 năm làm ở công trình, tôi mong cầu sớm xong, để tàu hỏa đi lại thuận lợi hơn", một công nhân chia sẻ.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh
Trong khi cầu cũ có tĩnh không 1,5m, quá thấp nên đã xảy ra nhiều vụ tàu bè va vào cầu gây gián đoạn tuyến đường sắt Bắc - Nam thì cầu mới có tĩnh không cao 7 m nhằm tạo thuận lợi cho tàu bè qua lại

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh
Hôm nay cây cầu hơn trăm tuổi chính thức trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn. Những đoàn tàu sẽ di chuyển qua sông Sài Gòn với tốc độ nhanh hơn trên cây cầu mới.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhấn để phóng to ảnh
Gần 120 tuổi, đã đến lúc cây cầu được nghỉ ngơi

Nhấn để phóng to ảnh
Vài ngày nữa cây cầu sẽ có nhiệm vụ mới, trở thành chứng nhân cho lịch sử gắn với quá trình hình thành, phát triển Sài Gòn - TPHCM và ngành đường sắt Việt Nam.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.