Đường dây nóng: 0237 3721150

Câu hỏi khó: Đảo Síp chiến lược thuộc về châu Âu hay châu Á?

Việc Síp thuộc về châu Âu hay châu Á là một câu hỏi phức tạp, không dễ trả lời.

13/07/2019 06:42

Đảo Síp (Cyprus) là một hòn đảo thuộc Địa Trung Hải, nằm về phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, đông nam Hy Lạp, phía bắc Ai Cập, tây bắc Israel và Lebanon, và phía tây Syria. Síp là hòn đảo Địa Trung Hải lớn thứ 3 với diện tích 9.251km2.

cau hoi kho: dao sip chien luoc thuoc ve chau au hay chau a? hinh 1
Cảnh đẹp ở đảo Síp. Ảnh: World Atlas.

Síp đôi khi được xác định nằm ở châu Âu, lúc thì ở châu Á hoặc Trung Đông. Về mặt địa lý, Síp gần châu Á hơn nhưng về mặt lịch sử và văn hóa thì đây là một nước châu Âu.

Síp có 4 phân vùng địa chính trị với các chính quyền khác nhau. Cộng hòa Síp chiếm 2/3 diện tích hòn đảo về phía nam còn “Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ” (nước này chỉ được duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ công nhận) chiếm 1/3 phía bắc của hòn đảo. Có 2 căn cứ - Akrotiri và Dhekeli, thuộc chủ quyền của Anh. Vùng đệm do Liên Hợp Quốc kiểm soát chia tách “Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ” ở phía bắc với Cộng hòa Síp ở phía nam.

Lịch sử

Síp là một trong những nước lâu đời nhất trên thế giới xét về khía cạnh có người đến sinh sống. Có bằng chứng khảo cổ học cho thấy có người định cư ở đây từ cách đây hơn 9.000 năm. Síp trong nhiều cuộc chinh phạt đã bị nhiều vương quốc chiếm đóng và cai trị.

Người Hy Lạp và người Phoenicia đã định cư trên hòn đảo này vào những thế kỷ đầu tiên. Hòn đảo đóng vai trò như một vị trí chiến lược tới Trung Đông. Sau đó hòn đảo rơi vào sự cai trị của vài quốc gia như Assyria, Ai Cập, Hy Lạp dưới thời Alexander Đại đế và Cộng hòa La Mã.

Thời Trung đại, Síp chịu sự ảnh hưởng từ nhiều đế chế khác nhau như Byzantine, Ottoman và Anh. Năm 1925 Síp vẫn là một thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ được cho Đế chế Anh thuê. Síp giành độc lập vào năm 1960 sau nhiều năm người Síp kháng chiến.

Quan hệ thời cổ xưa

Síp có duy trì quan hệ gần gũi với cả châu Á và châu Âu. Dân tộc Síp có gốc Hy Lạp hoặc Thổ Nhĩ Kỳ với nguồn gốc văn hóa và lịch sử rất mạnh.

Thời cổ đại, Síp là một hòn đảo quan trọng đối với cả châu Âu lẫn châu Á cũng như Ai Cập. Vị trí chiến lược của đảo có giá trị sống còn đối với thương mại giữa châu Á và châu Âu, với các mối liên kết quan trọng với các thành phố Alexandria và Athens. Dầu ôliu – một thứ hàng quan trọng trong thời kỳ La Mã, là mặt hàng thương mại chính được bán ở cả địa phương và bên ngoài Síp. Thời chiến tranh, các vị vua như là Alexander Đại đế và Ptolemy đã nhờ cậy sự giúp đỡ của các đạo quân Síp để thực hiện các cuộc chinh phạt.

Ảnh hưởng của người Thổ và Hy Lạp chiếm đóng Síp thời xưa là rõ nét nhất và kéo dài cho tới ngày nay. Người Hy Lạp đã đưa Kitô giáo vào Síp trong khi đó người Thổ giới thiệu đạo Hồi dòng Sunni.

Quan hệ thời hiện đại

Cộng hòa Síp và “Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ” duy trì quan hệ quốc tế với hầu hết các nước. Cộng hòa Síp có quan hệ ngoại giao với khoảng 178 quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu, và là một thành viên của Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, “Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ” chỉ được duy nhất một nước công nhận, đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Hai thực thể này có quan hệ gần gũi với nhau.

Người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ thường có xung đột sắc tộc với nhau, thể hiện rõ ở sự phân chia đảo Síp và các cuộc tấn công thường xuyên kể từ khi Síp giành độc lập. Các cuộc xung đột này nổi lên khi mà mỗi phái dân tộc đều hy vọng tích hợp Síp hoặc vào Hy Lạp hoặc vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Síp - quốc gia liên lục địa

Síp là nước châu Á hay châu Á tùy thuộc vào góc nhìn. Xét về khuynh hướng chính trị và tư cách thành viên EU thì Síp là một quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, đây lại là một nước châu Á nếu xét về vị trí địa lý của nó./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tổng thống Zelensky: Mỹ không chuyển 20.000 tên lửa chống UAV cho Ukraine như đã hứa

Tổng thống Zelensky: Mỹ không chuyển 20.000 tên lửa chống UAV cho Ukraine như đã hứa

18:08 , 09/06/2025

Trong bối cảnh Chiến sự Nga - Ukraine những ngày qua leo thang nghiêm trọng với các đòn không kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/6 xác nhận rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển 20.000 tên lửa chống chống thiết bị bay không người lái UAV cho lực lượng Mỹ ở Trung Đông, thay vì viện trợ Ukraine như đã hứa.

Iran cảnh báo cắt giảm hợp tác nếu IAEA thông qua nghị quyết chống Tehran

Iran cảnh báo cắt giảm hợp tác nếu IAEA thông qua nghị quyết chống Tehran

18:07 , 09/06/2025

Ngày 8/6, Giới chức Iran cảnh báo nước này sẽ giảm hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nếu tổ chức này thông qua nghị quyết chống lại Iran.

Tổng thống Mỹ: Thực hiện mọi hành động cần thiết để ‘giải phóng” Los Angeles

Tổng thống Mỹ: Thực hiện mọi hành động cần thiết để ‘giải phóng” Los Angeles

18:07 , 09/06/2025

Tình hình căng thẳng tại Los Angeles chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày 8/6, Tổng thống Doanld Trump thông báo ông đã chỉ đạo, huy động nhiều bộ ngành liên quan của Mỹ trong việc giải quyết tình trạng mà ông gọi là “bị xâm lược và chiếm đóng” tại Los Angeles.

Trung Quốc lắp đặt giàn dầu khí lớn nhất trên biển Bột Hải

Trung Quốc lắp đặt giàn dầu khí lớn nhất trên biển Bột Hải

18:03 , 09/06/2025

Ngày 8/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc, thông báo, giàn xử lý trung tâm cho giai đoạn I của mỏ dầu Kenli 10-2 đã hoàn tất lắp đặt nổi thành công, phá kỷ lục về cả kích thước và trọng lượng lắp đặt giàn khoan dầu khí ngoài khơi ở khu vực biển Bột Hải.

Israel phá hủy nhiều nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây

Israel phá hủy nhiều nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây

18:00 , 09/06/2025

Trong ngày 8/6, quân đội Israel vẫn duy trì tác chiến cường độ cao tại dải Gaza, quân đội Israel liên tục đẩy mạnh hoạt động trấn áp người Palestine ở khu Bờ Tây, bao gồm phá hủy nhà cửa và các công trình dân sự.

Afghanistan: Kabul có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên cạn kiệt nước

Afghanistan: Kabul có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên cạn kiệt nước

18:00 , 09/06/2025

Ngày 8/6, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mercy Corps, các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo, Thủ đô Kabul của Afghanistan có thể trở thành thành phố đầu tiên hoàn toàn cạn kiệt nước trong thời kỳ hiện đại.

Mỹ triển khai 2.000 vệ binh quốc gia ứng phó với làn sóng biểu tình ở Los Angeles

Mỹ triển khai 2.000 vệ binh quốc gia ứng phó với làn sóng biểu tình ở Los Angeles

23:30 , 08/06/2025

Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình phản đối truy quét người nhập cư của chính phủ bùng phát tại Los Angeles, Tổng thống Trump quyết định triển khai 2.000 binh sĩ vệ binh quốc gia tới khu vực này.

Iran sẵn sàng cho phép thanh tra hạt nhân nhưng không chấp nhận sự ép buộc

Iran sẵn sàng cho phép thanh tra hạt nhân nhưng không chấp nhận sự ép buộc

23:00 , 08/06/2025

Ngày 7/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, Iran “sẵn sàng cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân” của nước này, đặc biệt là từ phía Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Iran không chấp nhận bất kỳ hình thức ép buộc, bắt nạt hay áp đặt từ bên ngoài.

Nhật Bản phát minh ra loại nhựa mới có thể phân hủy nhanh trong đại dương

Nhật Bản phát minh ra loại nhựa mới có thể phân hủy nhanh trong đại dương

20:32 , 08/06/2025

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với việc phát minh ra loại nhựa có khả năng phân hủy nhanh trong đại dương. Đây là sản phẩm do Viện RIKEN và Đại học Tokyo hợp tác phát triển, mang lại hy vọng lớn trong cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu.

Các nhà khoa học Australia phát triển xét nghiệm máu mới giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng

Các nhà khoa học Australia phát triển xét nghiệm máu mới giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng

20:02 , 08/06/2025

Các nhà khoa học Australia đã công bố phương pháp xét nghiệm máu mang tính đột phá, có thể cứu sống hàng nghìn phụ nữ- nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư buồng trứng.