Câu trả lời nào cho việc cá lồng chết hàng loạt trên sông Mã?
Trong thời gian cuối tháng 4, đầu tháng 5 đã xảy ra tình trạng cá lồng nuôi trên sông Mã tại huyện Bá Thước bị chết hàng loạt. Theo thống kê của chính quyền địa phương, lượng cá lồng chết ước tính khoảng trên 13 tấn, gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi. Điều đáng nói là đến thời điểm hiện tại, những kết luận của cơ quan chức năng vẫn chưa khiến người dân yên tâm vì cũng chưa chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc những con cá đang khỏe mạnh bỗng dưng chết đồng loạt.
Gần 1 tháng kể từ ngày chứng kiến cảnh những con cá nuôi trong lồng đang khỏe mạnh, phát triển tốt bỗng chết trắng bè, những hộ nuôi cá lồng ở Khu phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước vẫn chưa hết xót xa.
Với nhiều gia đình, những lồng cá nuôi trên sông gần như là cả cơ nghiệp, vốn liếng. Sau khi cá chết, chỉ có số ít hộ đầu tư mua giống nuôi lứa mới, còn đa số vẫn để lồng không, vì bất an và không có điều kiện để tái đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cá chết khiến chúng tôi vô cùng khó khăn, đề nghị với các cơ quan chức năng cần giải quyết dứt điểm những tồn tại về môi trường để chúng tôi yên tâm sản xuất".
Ngay sau khi nhận được thông tin về tình trạng cá lồng nuôi tại Bá Thước chết hàng loạt, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng lấy mẫu nước và cá gửi đi phân tích.
Kết quả: không phát hiện biểu hiện lâm sàng của bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nấm trên cá, khi mổ khám thấy các cơ quan nội tạng hoàn toàn bình thường. Qua kiểm tra cũng cho thấy, việc người dân nuôi cá với mật độ từ 80 đến 100 con/ 1 lồng thể tích khoảng 10m3 là hoàn toàn đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật.
Ông Lê Minh Lương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết thêm: "Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi thú y tiến hành lấy mẫu cá và nước để phân tích, kết quả cho thấy không có biểu hiện cá bị bệnh vì thế có thể loại trừ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh".
Cá không chết do dịch bệnh, vậy có thể khẳng định nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi môi trường. Kết quả phân tích mẫu nước sông Mã của cơ quan chức năng cho thấy có hiện tượng thiếu oxy hòa tan trong nước.
Tình trạng cá lồng chết tại huyện Bá Thước bắt đầu lác đác từ giữa tháng 3 và chết đồng loạt với số lượng lớn trong khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5, thời điểm xuất hiện những trận mưa lớn đầu mùa. Vào thời điểm này, không chỉ cá lồng mà cá tự nhiên cũng có biểu hiện thoi thóp, dạt vào bờ, tại một số địa phương có hiện tượng cá, cua tự nhiên chết. Điều đáng nói là cá chết tuần tự từ thượng nguồn xuống và tình trạng này chỉ xảy ra với những lồng cá trên sông Mã.
Ông Hà Văn Tiên, Thôn La Hán, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thực tế chúng tôi nuôi cá lồng ở khu vực khe suối, nước sông không dân lên đến nơi thì trong đợt vừa rồi cá không bị chết, những hộ di chuyển lồng bè vào kịp thời cũng không bị thiệt hại".
Điều khiến người dân băn khoăn lo lắng hiện nay là nguồn nước bị ô nhiễm từ đâu và nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp vẫn chưa được chỉ ra cụ thể.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Bá Thước có 698 hộ nuôi cá lồng với 931 ô lồng. Ngay khi xuất hiện tình trạng cá lồng trên sông Mã chết, huyện Bá Thước đã hướng dẫn các hộ nuôi cá lồng những biện pháp giảm thiểu thiệt hại.
Ông Mai Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "UBND huyện Bá Thước đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân di chuyển lồng cá đến nơi có môi trường nước an toàn; bơm nước tạo oxy để hạn chế tình trạng cá chết, giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân, tổ chức tiêu hủy cá chết để không ảnh hưởng đến môi trường, phát sinh dịch bệnh".
Những giải pháp trên cũng chỉ là tình thế. Để không còn tình trạng cá chết như vừa qua cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân, đó là triệt tiêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.