Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ Quyết Thắng"
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối ngày 05/5, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ Quyết thắng". Chương trình được kết nối tại 5 điểm cầu, gồm: Điện Biên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Kon Tum và Thanh Hóa.
Đến dự tại điểm cầu quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo cán bộ, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân.

Chương trình "Dưới lá cờ Quyết thắng" được kết nối bằng 5 điểm cầu trực tiếp tại Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh; qua đó tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chương trình "Dưới lá cờ Quyết thắng" đã đưa khán giả quay trở lại những ngày tháng hào hùng cả dân tộc đồng lòng, góp sức người, sức của, anh dũng chiến đấu, hy sinh xương máu để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" - nơi ghi dấu một trong những trận chiến oanh liệt nhất, vĩ đại nhất của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một kỳ tích của thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạc một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh Việt Nam.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan trọng. Mặc dù đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng với tinh thần "cả nước cùng ra trận", "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", trong 3 đợt phục vụ chiến dịch, Thanh Hóa đã huy động 200 ngàn dân công, hơn 3.500 xe đạp thồ, gần 1.200 thuyền ván các loại, 31 ô tô, 180 xe bò và nhiều phương tiện vận chuyển khác; cung cấp hơn 4.500 tấn gạo, 350 tấn thực phẩm, 2.000 con lợn, 350 con trâu, bò và hàng trăm tấn rau các loại. Hậu phương Thanh Hóa đã huy động cao nhất sức người, sức của, bảo đảm hậu cần cho thắng lợi của chiến dịch.

Trong những ngày tháng lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ, dù địch tập trung đánh phá ác liệt, nhưng đã không ngăn được từng đoàn dân công nối nhau từ miền Tây Thanh Hóa xuyên rừng, vượt núi, trèo đèo, bí mật đưa hàng tới đích an toàn. Trong mưa bom bão đạn của những ngày tháng không thể nào quên, góp sức người sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng, đó là ông Đới Sỹ Trầu, huyện Quảng Xương, liên tục gánh đôi bồ nặng 60kg, dẫn đầu về gánh bộ phục vụ chiến dịch; là những chiến sĩ xe đạp thồ Cao Văn Tỵ, Trịnh Ngọc, quê thị xã Thanh Hóa, đã đạt kỷ lục thồ từ 160kg lên 195kg, rồi trên 300kg mỗi chuyến; là ông Trịnh Đình Bầm, quê ở xã Định Liên, huyện Yên Định, đã không chút đắn đo khi quyết định tháo dỡ bàn thờ gia tiên để làm bánh xe cút kít, phục vụ vận chuyển hàng hóa... Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai vào tháng 6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó".

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp để ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc; thể hiện tình cảm, lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã có công lao đóng góp cho chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Tri ân với thế hệ cha ông, những người đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, hy sinh xương máu của mình vì nền độc lập, tự do; để tiếp tục xây dựng và tăng cường niềm tin, ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.


Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hoá họp phiên thường kỳ lần thứ nhất năm 2025
Sáng ngày 13/5, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hoá tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ nhất năm 2025, để xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng danh hiệu thi đua. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hoá, chủ trì phiên họp.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Công bố chỉ số DDCI tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Sáng ngày 13/5, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, DDCI Thanh Hóa năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh, VCCI chi nhánh Thanh Hóa – Ninh Bình; đại diện các hội, hiệp hội doanh nghiệp và đông đảo doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Giáo hội Phật giáo huyện Thọ Xuân tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025
Sáng ngày 12/5 (tức ngày 15 tháng 4 năm Ất Tỵ), tại Chùa Linh Cảnh, xã Xuân Bái, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Thọ Xuân đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Quảng Xương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Sáng ngày 12/5, huyện Quảng Xương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

Thị xã Bỉm Sơn trao biển hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn
Sáng ngày 12/5, thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

Tuyên truyền đậm nét kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chiều ngày 12/5, tại huyện Vĩnh Lộc, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Huyện uỷ, Uỷ ban Nhân dân huyện Vĩnh Lộc tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế và cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Như Xuân khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Ngày 12/5, Ban chỉ đạo Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở huyện Như Xuân đã khởi công xây dựng nhà ở cho 8 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dự lễ khởi công có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công xây dựng nhà ở tại huyện Quảng Xương
Chiều ngày 12/5, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cùng lãnh đạo huyện Quảng Xương đã dự lễ khởi công và trao biển ủng hộ 80 triệu đồng làm nhà ở cho 2 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.