“Cây thoát nghèo” ở miền núi Thanh Hóa
Vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của khu vực biên giới và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Vì vậy, trong những năm qua, ngành lâm nghiệp Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, mang lại thu nhập ổn định cho người dân khu vực biên giới.
Xã biên giới Tam Lư, huyện Quan Sơn, có trên 4.000 ha trồng vầu đang đem lại nguồn thu nhập chính cho trên 90% hộ dân trong xã. Nhờ phát triển mạnh cây vầu, hiện nay thu nhập bình quân của xã đã đạt trên 40 triệu đồng/người/năm.
Ông Vi Văn Thạnh, Chủ tịch UBND xã Tam Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, rừng Vầu mang lại thu nhập chính cho dân. Xác định thế mạnh của rừng vầu, chúng tôi đã phối hợp với hạt kiểm lâm, đồn biên phòng đẩy mạnh tuyên truyền và mở rộng diện tích vầu đáp ứng nhu cầu kinh doang, mang lại hiệu quả cao."
Ông Vi Văn Piên, Bản Hậu, xã Tam Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện chủ trương của xã, gia đình đã đi dầu trong phát triển cây vầu, trồng mới và khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh vầu mới. Gia đình đã trồng hơn 3 ha vầu và khoanh nuôi được hơn 1 ha rừng tự nhiên.
Xã Yên Khương có tổng diện tích rừng vầu trên 580,7 ha, trong đó vầu tự nhiên 180 ha, vầu trồng thâm canh 407 ha. Hiện nay, với mức giá từ 1,8 - 2 triệu đồng/tấn, mỗi hecta vầu lâu năm cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng các loại cây khác.
Ngoài thu nhập từ bán vầu nguyên liệu, người dân trong xã còn tham gia làm nan thanh, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Khương đạt 19,2 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn trên 29%.
Ông Lò Ngọc Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết, địa phương đề xuất báo cáo cấp trên thực hiện dự án phục tráng rừng vầu, quảng bá vầu đắng ra thị trường và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Xã sẽ tập trung chuyển đổi diện tích cây lâm nghiệp kém sang cây vầu, mỗi năm trồng thêm 10 ha.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 9.500 ha thâm canh cây vầu, phân bố tại 05 huyện Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Mường Lát, trong đó có 4.292 ha rừng vầu được cấp chứng chỉ FSC, chiếm 45% diện tích. Cây vầu trồng một lần cho thu hoạch sớm và thời gian thu hoạch kéo dài. Mỗi ha vầu trồng 2 năm đầu tiên, có thể thu hoạch làm trà dưa, cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng 1 ha, từ 4 năm cho thu nhập vầu nguyên liệu khoảng 40 triệu đồng 1 ha và từ 7 năm trở lên cho thu nhập 60-70 triệu đồng 1 ha. Mức thu nhập này cao gấp 3-4 lần so với trồng keo.
Ông Thiều Văn Lực, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong thời gian tới tuyên truyền vận động người dân và chủ rừng khai thác rừng vầu đúng quy trình. Tiếp tục tạo điều kiện để cấp chứng chỉ FSC và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư liên doanh liên kết để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tre luồng.
Cây vầu phân bố chủ yếu ở địa bàn biên giới của tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An với diện tích không nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng nguyên liệu này khá lớn nên đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương miền núi đẩy mạnh thâm canh loại cây này. Ngoài mang lại thu nhập ổn định, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, việc phát triển cây vầu còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, gia tăng độ che phủ của rừng.
Năm 2025: tỉnh Thanh Hoá phấn đấu xuất khẩu hàng hoá trên 8 tỷ USD
Theo Sở Công thương, năm 2025, tỉnh Thanh Hoá đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 8 tỷ USD. Hiện tín hiệu thị trường, đơn hàng xuất khẩu của nhiều nhóm ngành hàng rất khả quan, là điều kiện thuận lợi để tăng tốc xuất khẩu hàng hoá ngay từ đầu năm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng cường hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ người dân có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại.
Thanh Hóa gieo cấy được trên 50% diện tích lúa Xuân
Tính đến ngày 24/1, Thanh Hoá đã gieo cấy được khoảng 55.000 ha lúa chiêm xuân, đạt trên 50% kế hoạch. Diện tích lúa đã cấy tập trung tại các huyện, như: Nông Cống, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Triệu Sơn…
Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số
Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có trên 73.700 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Cả nước cũng có gần 1,26 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Việt Nam đứng số 1 thế giới về sản lượng hồ tiêu
Với sản lượng 170.000 tấn, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu; kế tiếp là Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Malaysia.
Ngân hàng tích cực hút thêm vốn dài hạn
Các ngân hàng đang tích cực huy động vốn dài hạn, trong bối cảnh tiền gửi từ dân cư tăng chậm, nhằm mở rộng dư địa cấp tín dụng, cân bằng một số chỉ tiêu kiểm soát rủi ro.
Đề xuất 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần
Góp ý vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, nên duy trì quy định 3 tháng thay đổi giá điện một lần, thay vì rút ngắn về 2 tháng theo đề xuất mới đây của Bộ Công thương.
Ngành điều Việt Nam giữ vững vị trí số 1 thế giới
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu gần 724 nghìn tấn hạt điều nhân, thu về 4,34 tỷ USD, tăng hơn 19% về giá trị so với năm trước đó.
Thanh Hóa có 6.621 tàu cá xuất, cập cảng chỉ định
Thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU, ban quản lý các Cảng cá Hòa Lộc, Lạch Hới, Lạch Bạng của Thanh Hóa đã phân công lực lượng trực 24/24 giờ để thu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, bản ghi sản lượng bốc dỡ qua cảng cho ngư dân. Đây là những cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.