Cha mẹ phải làm gì khi con bị bắt nạt ở trường học?
(TTV) - Rất nhiều bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ chỉ vì con mình đi học bị bạn bè bắt nạt mà không tìm được hướng giải quyết hiệu quả. Các hành vi bắt nạt thường nhằm gây ra các thương tổn về thể xác, tinh thần đối với trẻ, khiến cho trẻ thường rơi vào trạng thái sợ sệt, thiếu tự tin khi đi ra ngoài hoặc thậm chí là không dám đến trường, sa sút trong việc học… Bởi vì chúng ta không thể luôn đi theo để bảo vệ con nên điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là dạy con mình cách phòng chống lại việc bị người khác bắt nạt.
Những trẻ sau thường là nạn nhân của sự bắt nạt
- Trẻ nam thường là nạn nhân bị bắt nạt nhiều hơn trẻ nữ.
![]() |
- Trẻ có thể chất yếu đuối.
- Trẻ thiếu các khả năng về xã hội như có ít bạn bè, rụt rè ít giao tiếp…
- Trẻ có đặc điểm gì đó nổi trội hoặc khác so với các trẻ khác thường trở thành đối tượng của kẻ bắt nạt như học sinh mới chuyển trường đến, trẻ có đặc điểm thể chất khác thường lưng gù, đầu to, tóc đỏ, thấp bé…
![]() |
Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính gần 75% giới trẻ ngày nay là thành viên của cuộc chạm trán trước khi chúng bước vào bậc trung học. Vì vậy mọi đứa trẻ đều có thể trở thành nạn nhân của các vụ bắt nạt.
Biểu hiện của trẻ bị bắt nạt
- Dấu hiệu cơ thể khi bị bắt nạt là trẻ bị trầy xước, bầm tím…
- Nếu không được chuẩn bị tinh thần để chống lại kẻ bắt nạt, trẻ thường có các biểu hiện tiêu cực như bỏ học, giả vờ ốm, sống thu mình. Cảm giác thiếu an toàn nghiêm trọng sẽ phá hủy môi trường và quá trình học tập, gây chia rẽ trong lớp và làm học sinh lo lắng, hạn chế sự sáng tạo của trẻ, khiến kết quả học tập giảm sút.
![]() |
- Đối với những trẻ liên tiếp là nạn nhân của sự bẽ mặt, sợ hãi, lo lắng sẽ kéo theo sự suy nhược cơ thể, dần dần dẫn đến nhút nhát. Thậm chí, trẻ cảm thấy xấu hổ và coi mình là người thất bại, có khi hình thành ý nghĩ tự tử. Có trẻ khác vì cảm thấy quá uất ức và nghĩ đến cách trả thù.
Chân dung những kẻ bắt nạt
Những kẻ bắt nạt thường là những học sinh cá biệt học cùng lớp với trẻ hoặc những học sinh lớp lớn hơn, có thể đó là những đứa trẻ hàng xóm, những anh em họ hàng, thân quen với trẻ mà có tính hung hăng, lì lợm, không biết sợ và to khoẻ.
![]() |
Những trẻ hay bắt nạt bạn bè có thể do thường xuyên bị người khác đối xử bạo lực hoặc bị mọi người trong gia đình bỏ bê, ít quan tâm, bị bạn bè và mọi người xa lánh, chế giễu… Có những trẻ coi bắt nạt người khác là cách để được mọi người chấp nhận, để có được tình bạn, để nổi tiếng, để chứng tỏ bản lĩnh anh hùng… Nhiều trẻ do ham mê các trò chơi điện tử có tính bạo lực, xem phim, đọc truyện bạo lực… dẫn đến việc bắt chước những hành vi bạo lực đó.
Các đặc tính của một kẻ bắt nạt là bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, muốn trở thành trung tâm gây sự chú ý, thể hiện sự tự tin vào bản thân mình.
Giúp trẻ chống lại việc bị bắt nạt
- Giúp bé tự tin: Trước hết, bạn nên hướng dẫn bé tin tưởng vào chính bản thân mình để trực tiếp “đối mặt” với bạn xấu khi bị bắt nạt.
- Bạn có thể đưa ra các tình huống cụ thể để bé tập xử lí. Ví dụ: Tình huống bé đứng ở cổng trường và bị một nhóm bạn giật mũ thì bé nên làm thế nào?.
- Bạn cũng có thể “trang bị” cho bé một số mẫu câu biểu hiện mức độ cảnh cáo như: “Tránh ra, đừng có trêu trọc tớ, nếu không tớ sẽ nói với cô giáo và bố mẹ đấy”.
![]() |
- Hướng dẫn bé cách tránh xa kẻ bắt nạt: Ở vào tình huống bị bắt nạt, hầu hết các bé sẽ xuất hiện tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi và không biết hành xử như thế nào. Bạn nên cho bé biết rằng, dù bé im lặng để mặc cho các bạn xấu muốn làm gì cũng được hay đánh lại kẻ bắt nạt đều không phải là cách tốt. Tốt nhất, nếu gặp nguy hiểm bé hãy bỏ chạy thật nhanh và cầu cứu người khác. Khi đứng trước những đứa trẻ hay bắt nạt thì bé không nên gây mâu thuẫn, không làm tình huống thêm căng thẳng.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý bổ sung dưỡng chất và tăng cường các hoạt động thể chất cho bé như cho bé đi tập thể dục hoặc tập võ thường xuyên để tăng cường thể lực. Với một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, bé sẽ dễ dàng đối phó trong những tình huống xấu.
![]() |
- Tình bạn là yếu tố rất quan trọng. Tình bạn là một pháo đài bảo vệ trẻ khỏi kẻ bắt nạt. Nếu trẻ gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy trì tình bạn, bạn hãy giúp đỡ tạo dựng được tình bạn trong sáng cho trẻ. Hướng dẫn trẻ cách chơi hoà đồng với bạn bè.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt?
- Không can thiệp vào câu chuyện nội bộ của trẻ
Có sự can thiệp của người lớn, mọi chuyện sẽ căng thằng và thậm chí có thể xảy đến những vụ án lớn như những vụ người nhà đến trường đánh, chửi bạn bè của con em mình. Vì vậy, người lớn tuyệt đối không can thiệp trực tiếp vào chuyện của trẻ.
![]() |
- Không mách cô giáo và cũng không xúi con mách cô
Tâm lý trẻ cực kì ghét kiểu “mách tội” và hoàn toàn chưa ý thức được hậu quả những việc làm của mình nên chiêu này dễ gây tác dụng ngược, khó kiểm soát hậu quả. Có khi con còn bị nhiều bạn “tẩy chay” hơn.
- Phân tích cho con nguyên nhân con bị bắt nạt
Cha mẹ nên ân cần phân tích cho con chính vì con bị cô lập nên khi bị bắt nạt, không ai giải cứu con. Chắc chắn các bạn sẽ chẳng dám làm gì nếu như con có một đám bạn bè đông đảo. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm ngay khi con có vẻ không có bạn. Hãy quan sát và suy nghĩ xem tại sao con không có bạn và xử lý ngay trước khi sự việc trở nên xấu hơn.
![]() |
- Hãy giúp con kết bạn
Kể cả lúc con đang bị tẩy chay hoặc bắt nạt rồi, phương pháp này vẫn hữu hiệu. Đó là cha mẹ hãy mua độ chục gói kẹo, mỗi ngày cho con 1 gói và dặn con mang đến chia cho bạn bè. Các bạn thấy con có kẹo thì sẽ thích thú lắm và sẽ tỏ tình thân với con.
Đây không phải là “mua chuộc” mà hiểu rằng bạn đang dạy con cách chia sẻ với bạn bè. Cũng có thể, bạn sắm cho con một món đồ chơi mà nhiều người tham gia được để con cùng chơi với các bạn trong giờ ra chơi hoặc cuối giờ học.
![]() |
- Giúp con tạo liên kết bạn bè
Cho kẹo rồi, nhưng tính cách của con quá ích kỉ, ít quan tâm bạn bè thì cũng khó giữ bạn lắm. Vì thế, khi đón con, hàng ngày, cha mẹ hãy hỏi con những câu như: Bạn ngồi gần con tên là gì? Bố mẹ bạn tên là gì? Nhà bạn có mấy anh chị em? Nhà bạn có nuôi chó mèo không? Nhà bạn có trồng cây không?….
Khi con nhớ ra và hỏi thăm bạn, lúc đó hai bên sẽ có những giờ giao tiếp và hiểu nhau nhiều hơn. Có trò chơi dân gian thú vị nào thì cha mẹ nên dạy con và khuyên con dạy cho bạn rồi rủ bạn chơi. Có trò chơi là có niềm vui. Từ tam cúc, ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đồ cứu, bịt mắt bắt dê… các trò chơi sẽ giúp lũ trẻ có niềm vui tuyệt vời ở những giờ ra chơi dù rất ít ỏi và giúp con có bạn bè gần gũi gắn bó.
![]() |
- Hãy để con tự giải quyết vấn đề của mình
Đơn giản vì ra đời ai cũng có thể gặp phải các tình huống bị bắt nạt. Vì vậy, để tạo kỹ năng tốt thích nghi với hoàn cảnh, bố mẹ nên để con tự xử lý khủng hoảng ngay từ nhỏ. Điều quan trọng cần làm là ủng hộ con, sát cánh cùng con, lắng nghe con chia sẻ, tâm sự hàng ngày.
- Lắng nghe và đáp lại tất cả các điều trẻ phản ánh về việc mình bị bắt nạt kể cả những điều nhỏ nhặt như bị bạn gọi tên chế giễu .
- Nếu trẻ bị tốn thương về cơ thể do bị bắt nạt thì cần kịp thời giúp trẻ khắc phục thương tổn đó.
- Lưu bằng chứng, ghi nhận lại việc trẻ bị bắt nạt để yêu cầu những người có trách nhiệm xử lý và giúp đỡ.
Nếu tình trạng trẻ bị bắt nạt có dấu hiệu tái diễn nhiều lần hay bé liên tục bị thương tích, bạn hãy nhanh chóng trao đổi vấn đề này với giáo viên phụ trách trẻ và các phụ huynh khác đặc biệt là phụ huynh của đứa trẻ cá biệt hay đi bắt nạt bạn bè. Bạn hãy nhờ giáo viên hay các bậc phụ huynh khác đưa ra trách nhiệm và cách thức để giải quyết vấn đề này.
Nếu trẻ bị bắt nạt do các đối tượng ở gần nhà thì cha mẹ cần kịp thời can thiệp, đầu tiên là gặp các đối tượng bắt nạt trẻ để nói chuyện, ngăn chặn, nếu đối tượng không thay đổi thái độ thì cần sự can thiệp của những người lớn khác như cha mẹ của đối tượng hoặc nhờ đến sự can thiệp của cán bộ xã, phường…
Dương Ngân tổng hợp
Đọc thêm

Đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để lấy ý kiến đóng góp Nhân dân. Dự thảo có đề xuất mới về sẽ bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Việt Nam lọt top 5 có thành tích cao nhất Olympic Vật lí Châu Á 2025
Theo thông tin vừa nhận được: Tất cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Ả rập Xê Út đều đoạt huy chương, gồm: 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Lần đầu tiên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào tiếp sức mùa thi
Năm nay là năm thứ 24 liên tiếp Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi”. Và lần đầu tiên, trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ và cá nhân hóa trải nghiệm cho thí sinh trên toàn quốc hướng đến thông điệp "Mùa thi hạnh phúc".

Thành phố Thanh Hóa “tăng tốc” tuyển sinh đầu cấp
UBND thành phố Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn. Theo đó, các trường sẽ hoàn thành tuyển sinh năm học 2025 – 2026 trước ngày 15/6 tới, sớm hơn 1 tháng so với mọi năm nhằm đảm bảo ổn định tuyển sinh trước thời điểm sáp nhập phường, xã và giải thể chính quyền cấp huyện.

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong top đầu Đông Nam Á
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, Việt Nam tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á chu kỳ 2024. Kết quả học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết.

Thanh Hóa có gần 42 nghìn học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42 nghìn thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Thanh Hóa có gần 42.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Đề xuất tiếp tục giao chỉ tiêu giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 trong năm học 2025 - 2026
Trước băn khoăn của các giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ về công việc trong thời gian tới, khi mà hợp đồng đã sắp hết hạn, Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã có tờ trình đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh tiếp tục giao số lượng hợp đồng giáo viên cho các cấp năm học 2025-2026, đảm bảo nhân lực cho năm học mới.

Khẩn trương xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp
Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Trang bị kỹ năng sống an toàn cho trẻ mầm non
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng, cũng là lúc các trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh. Những bài học thiết thực và sinh động về kỹ năng an toàn đang được lồng ghép vào các hoạt động dạy học tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và phòng tránh được các tình huống nguy hiểm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.