Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
Từ trước đến nay, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong thực hiện chính sách dân tộc. Những thành quả đó là minh chứng hùng hồn để phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc hòng hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước và chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch ra sức chống phá đối với cách mạng nước ta. Chúng ra sức lợi dụng những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc do điều kiện khách quan để xuyên tạc, kích động gây chia rẽ giữa các dân tộc và hạ thấp, phủ nhận thành tựu về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Thực tế cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm: cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam là một thực thể thống nhất, đồng bào các dân tộc đều được quan tâm, chăm lo và bình đẳng trước pháp luật; cùng đoàn kết xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
Tại Thanh Hóa hiện nay có 7 cộng đồng dân tộc anh cùng chung sống gồm: Kinh, Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao và Khơ Mú; bên cạnh đó còn một số đồng bào thuộc các dân tộc khác với số lượng rất ít sinh sống trên địa bàn. Đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có khoảng 700 nghìn người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh, hầu hết sinh sống ở các vùng núi cao, biên giới.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giúp bà con có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Có những giai đoạn, nguồn vốn đầu tư cho vùng miền núi, dân tộc chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở khu vực miền núi, dân tộc từng bước được nâng cấp phát triển; các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã có vốn sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; công tác an sinh xã hội được chăm lo, đảm bảo.
Chị Nguyễn Thị Lan, Bản Bá, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn cho biết nhờ có sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, đưa con giống tốt về cho gia đình, cho gia đình được vay vốn mua lợn nái về nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Mỗi một năm gia đình trừ chi phí cũng được 100 triệu để xóa đói giảm nghèo. Ông Phạm Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn cũng cho biết thêm với phương châm là trao cần câu chứ không chỉ trao con cá, các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy đã sâu sát, xuống với bà con để hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống.
Mường Lát là huyện miền núi cao biên giới, là nơi sinh sống của đa số đồng bào các dân tộc thiểu số Thanh Hóa. Hiện nay Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh và là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Để nâng cao đời sống của Nhân dân, ngày 29/9/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11 về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thực hiện Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Mường Lát đang tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhằm thay đổi tư duy trông chờ, ỷ lại, nâng cao tinh thần tự giác trong phát triển kinh tế. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồi núi, các địa phương đang quy hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ người dân chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để áp dụng vào sản xuất. Chị Phan Thị Lựu, người dân ở bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát cho biết nhờ có sự hướng dẫn và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, chị Lựu đã được đi học hỏi và mạnh dạn mua cây cam giống về trồng tại hơn 2 ha đồi. Năm ngoái cam đã bắt đầu cho thu hoạch, gia đình có thêm thu nhập để lo chi phí ăn uống và cải thiện cuộc sống.
Ngoài những chính sách chung của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù dành riêng cho các vùng đồng bào dân tộc miền núi của tỉnh như: Đề án "Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản đồng bào Mông, huyện Quan Sơn giai đoạn 2016-2020"; Đề án "Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020"... Các đề án đã được triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Đến nay, trên địa bàn 11 huyện miền núi có 58 xã, 635 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực chỉ còn 15,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 34,6 triệu đồng, tăng 24,6 triệu đồng so với năm 2012. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; lĩnh vực giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tăng cường.
Có thể khẳng định rằng, với hệ thống chính sách dân tộc ngày càng được hoàn thiện, đồng bào các dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói riêng có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn. Đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Đó là những minh chứng chân thực và rõ ràng nhất, phản bác lại luận điệu xuyên tạc, vu khống về cái gọi là "đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam bị phân biệt đối xử" của các thế lực thù địch.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.