Chăm sóc mắt cho người cao tuổi
Bước qua giai đoạn 40 tuổi, chúng ta bắt đầu suy giảm các khả năng của mắt và có nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Đặc biệt ở giai đoạn sau 55 tuổi, các bệnh về mắt thường tăng nặng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người cao tuổi, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Đục thuỷ tinh thể là bệnh về mắt phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở người cao tuổi. Bệnh đục thủy tinh thể diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức, nhìn một vật thành hai hoặc ba. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, chỉ thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, biện pháp này không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực nếu không sẽ dẫn đến mù loà. Hiện nay, phẫu thuật phaco là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể.
Ông Nguyễn Văn Bắc, Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ngay sau khi có biểu hiện ở mắt, nhìn nhoè, tôi đã đi khám, được mổ phaco. Hiện nay mắt đã ổn định".
Bác sỹ CKI Trịnh Xuân An, Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Mắt Thanh Hoá khuyến cáo phòng bệnh đục thuỷ tinh thể

Cùng với đục thuỷ tinh thể, bệnh glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa thường gặp ở người cao tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, glocom là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục.
Không có thuốc điều trị hoặc phẫu thuật nào có thể phục hồi được những tổn thương chức năng và thực thể do glocom gây ra. Việc điều trị glocom là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, giữ được thị giác hiện có và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Thế nhưng hiện nay, theo thống kê tại Bệnh viện Mắt Thanh Hoá, có đến hơn 60% bệnh nhân bị glocom đến khám và điều trị bệnh ở giai đoạn muộn.

Bà Trương Thị Sót, Xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Tôi bị mờ mắt, nhức mỏi mắt cả tháng nay rồi, cứ nghĩ do tuổi già nên cứ ra hiệu thuốc mua thuốc về nhỏ, nhỏ mấy lọ rồi ấy mà không khỏi nên mới đi viện".
Bác sỹ CKI Trịnh Thị Huệ, Trưởng Khoa Glocom, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa cho biết những triệu chứng của glocom
Bệnh viện Mắt Thanh Hóa cho biết, mỗi năm có thêm hàng nghìn bệnh nhân mới là người cao tuổi mắc các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, glocom, võng mạc đái tháo đường, thoái hoá hoàng điểm, tăng nhãn áp… Đây là những bệnh lý gây giảm thị lực, mất thị lực và mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Các bệnh lý này có thể được phòng ngừa hoặc điều trị một cách dễ dàng và ít tốn kém, nhưng điều quan trọng là người bệnh phải được can thiệp sớm để mang lại hiệu quả điều trị cao, giúp phục hồi thị lực tốt.

Bộ Y tế khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng cúm
Để tiếp tục chủ động phòng, chống và kiểm soát bệnh cúm mùa, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đặc biệt, Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền
Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng
Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.