Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa khi thời tiết thay đổi
Hiện nay các diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn tỉnh đang chuyển giai đoạn từ cuối đẻ nhánh sang đứng cái làm đòng và một số đã đẻ nhánh rộ. Trong điều kiện thời tiết thay đổi, việc chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa là rất cần thiết.
Vụ mùa 2024, gia đình bà Lê Thị Hương ở thôn 1, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Xương gieo trồng được gần 1 ha lúa, tuy nhiên những ngày gần đây đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại như sâu cuốn lá, bệnh vàng lá và nghẹt rễ. Được sự hướng dẫn của cán bộ Bảo vệ thực vật, gia đình bà đã thường xuyên xuống đồng kiểm tra, chăm sóc lúa, hạn chế sâu bệnh phát sinh, phát triển. Bà Lê Thị Hương cho biết: "Hiện nay trời âm u xen kẽ mưa nắng, sâu bệnh xuất hiện khiến cây lúa bị ảnh hưởng, chúng tôi đã tập trung xuống đồng chăm sóc, phun thuốc chống sâu bệnh, tuy nhiên hiện tại chuột rất nhiều và nhiều nơi không có đủ nước tại ruộng để cây lúa sinh trưởng và nông dân phòng trừ sâu bệnh".

Không chỉ trên địa bàn huyện Quảng Xương, trong số 152.000 ha lúa mùa của tỉnh Thanh Hoá hiện đã xuất hiện cục bộ môt số loại sâu bệnh như sâu đục thân cú mèo, sâu đục thân 2 chấm với mật độ từ 300 đến 500 con/m2. Nhiều nơi xuất hiện bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn khiến lá lúa vàng và héo cây. Tại các địa phương có mật độ sâu bệnh xuất hiện nhiều như Quảng Xương, Thiệu Hoá, Nghi Sơn, Yên Định, Ngọc Lặc… cán bộ nông nghiệp phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá cùng với các Công ty cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật đã tăng cường hướng dẫn nông dân lựa chọn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.

Ông Nguyễn Xuân Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trên đồng ruộng xuất hiện các đối tượng gây hại rất nguy hiểm nên chúng tôi cắt cử cán bộ bám sát đồng ruộng, có dự tính dự báo sớm để nông dân chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, hạn chế gây hại trên diện rộng". Ông Lê Thanh Thảo, Giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương cũng cho biết thêm: "Chúng tôi cử cán bộ đi điều tra đồng ruộng và chủ động cung ứng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng qui định của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. Chúng tôi khuyến cáo đồng thời cũng cử cán bộ bám sát đồng ruộng hướng dẫn nông dân chăm sóc lúa đúng kỹ thuật hạn chế lãng phí thuốc".

Thời điểm này ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá cũng đang tập trunng chỉ đạo các địa phương bám sát đồng ruộng kịp thời xử lý nếu có sâu bệnh xuất hiện với mật độ lớn. Đối với các đơn vị thuỷ nông, đặc biệt là với các đơn vị thuộc vùng xa kênh, xa trạm bơm cần liên tục bảo dưỡng máy móc, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết để điều hành bơm tiêu úng khi cần thiết.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.