Chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho trẻ em
Ngày Thị giác Thế giới được tổ chức vào thứ Năm của tuần lễ thứ 2 trong tháng 10 hằng năm, nhằm tập trung sự chú ý của toàn cầu vào vấn đề mù lòa, suy giảm thị lực và việc phục hồi các chức năng thị giác. Năm nay, ngày Thị giác Thế giới được tổ chức vào ngày 10/10, với chủ đề: “Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em”, nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt khoẻ cho thế hệ trẻ.
Tật khúc xạ là bệnh về mắt phổ biến nhất ở trẻ em, bao gồm các bệnh như: cận thị, viễn thị, loạn thị. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc các tật khúc xạ ngày càng cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thị lực của trẻ; gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, kết quả học tập và lựa chọn nghề của trẻ trong tương lai. Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ, trong đó, trẻ cận thị chiếm tới hơn 40%, tập trung chủ yếu ở thành thị.

Ghi nhận tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, số lượng học sinh bị cận thị học đường ở các bậc tiểu học, THCS gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỷ lệ học sinh bị cận thị chiếm khoảng 10-15%; với học sinh THCS, tỷ lệ này khoảng 30 đến 40%. Càng những trường ở trung tâm thành phố, số học sinh mắc cận thị lại càng nhiều.
Em Cao Phương Ngân, học sinh lớp 8D, Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Em bắt đầu bị cận từ cuối năm lớp 3. Đến nay mắt phải của em là 4,75 còn mắt trái là 5 độ. Cuộc sống của em giờ phụ thuộc vào kính, khi tháo kính ra em thấy mọi thứ nhìn bị mờ."

Ông Đỗ Đình Chiến, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Đình Chiến, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, lớp có hơn 900 học sinh, trong đó khoảng hơn 30% học sinh mắc tật khúc xạ. Nhà trường cũng đã lồng ghép vào các tiết sinh hoạt, giáo dục ngoài giờ về các biện pháp bảo vệ mắt cho học sinh.
Các bác sĩ cho biết có 2 nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ ở trẻ là di truyền và môi trường. Trong đó, yếu tố di truyền chiếm tỉ lệ không nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường, thói quen sinh hoạt, học tập không hợp lý.

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hương, Phó Trưởng khoa Nhãn nhi, Bệnh viện Mắt tỉnh Thanh Hóa
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hương, Phó Trưởng khoa Nhãn nhi, Bệnh viện Mắt tỉnh Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân gây ra các tật khúc xạ ở trẻ do việc ngồi học không đúng tư thế, không đủ ánh sáng, sử dụng thiết bị điện tử nhiều, mắt làm việc nhiều không được nghỉ ngơi dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ.
Ngoài tật khúc xạ thì một số bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em đó là: lác mắt, dị ứng mắt, tắc tuyến lệ, glocom bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, bệnh võng mạc, sụp mí, chấn thương mắt …
Các bác sĩ cho biết, đa phần các bệnh lý về mắt ở trẻ có thể được phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả, nhưng điều quan trọng là người bệnh phải được can thiệp sớm, đúng cách, giúp phục hồi thị lực tốt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến giảm thị lực, mù lòa hoặc gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, trẻ em còn thường mắc một số bệnh về mắt như lác mắt, dị ứng mắt, tắc tuyến lệ, glocom bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, bệnh võng mạc, sụp mí, chấn thương mắt…Đa phần các bệnh lý về mắt ở trẻ có thể được phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả, nhưng điều quan trọng là người bệnh phải được can thiệp sớm, đúng cách, giúp phục hồi thị lực tốt.

Bác sĩ CKI Dương Thanh Hưng, Trưởng khoa Nhãn nhi, Bệnh viện Mắt tỉnh Thanh Hóa
Bác sĩ CKI Dương Thanh Hưng, Trưởng khoa Nhãn nhi, Bệnh viện Mắt tỉnh Thanh Hóa cho biết, các gia đình hãy vệ sinh mắt và dùng nước muối nhỏ mắt hằng ngày cho các cháu. Không gian học tập của cháu phải đủ ánh sáng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Về chế độ ăn uống thì các gia đình nên cho các con ăn rau xanh và những loại củ, quả có màu đỏ.
Ngày Thị giác Thế giới được tổ chức hằng năm là dịp để các đơn vị y tế, nhất là các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa mắt đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông, chia sẻ các kiến thức về chăm sóc, bảo vệ đôi mắt đúng cách.

Một đôi mắt khỏe mang lại cuộc sống chất lượng hơn. Bởi vậy, không riêng gì trẻ em mà tất cả mọi người hãy quan tâm bảo vệ đôi mắt của chính mình bằng cách thăm khám định kỳ ở cơ sở chuyên khoa mắt. Khám và điều trị ngay khi mắt có những dấu hiệu bất thường; không tự mua thuốc điều trị. Việc tự ý điều trị có thể làm cho bệnh diễn biến phức tạp hơn hoặc gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bộ Y tế yêu cầu hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025
Bộ Y tế vừa đưa ra kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên toàn quốc và yêu cầu phải hoàn thành trong tháng 9/2025.

Ung thư gan: Căn bệnh gây tử vong nhiều nhất tại Việt Nam
Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam liên tục tăng trong nhiều năm qua. Ung thư gan trở thành bệnh ung thư đứng đầu về số ca mắc mới và tử vong ở Việt Nam, với gần 27.000 ca mắc mới mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ca ung thư và hơn 25.000 ca tử vong, chiếm 21% số ca tử vong do ung thư.

Bệnh Thalassemia - Những điều cần biết
Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là bệnh di truyền, không chỉ gây ra nỗi đau dai dẳng cho bệnh nhân, tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh, mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng dân số, suy giảm sự phát triển giống nòi. Căn bệnh này tuy khó chữa, song có thể phòng tránh được khi người dân hiểu biết đầy đủ về bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam giảm nhiều lần
Trong những năm qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Kế hoạch hành động, đề án về phòng bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, trẻ em và tổ chức triển khai hiệu quả với những kết quả ấn tượng trong mục tiêu giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

682.000 mũi vaccine phòng bệnh sởi đã được tiêm trong chiến dịch phòng chống bệnh sởi
Bộ Y tế cho biết, đến hết tháng 3, toàn quốc đã tiêm được 682.000 mũi vaccine phòng sởi trong đợt tiêm chiến dịch.

Từ ngày 01/6/2025, sẽ không cấp mới thẻ Bảo hiểm y tế giấy
Từ ngày 01/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ chỉ cấp thẻ Bảo hiểm y tế phục vụ khám chữa bệnh bằng giấy cho những người không thể cài đặt ứng dụng VssID, VneID và không có Căn cước công dân có gắn chip.

Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 từ ngày 15/4 đến 15/5 với chủ đề: “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.

Khó khăn về cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế
Những năm qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được đầu tư mới hoặc nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở y tế gặp khó khăn về cơ sở vật chất, khiến việc chăm sóc sức khỏe Nhân dân bị ảnh hưởng.

Phát hiện chất cấm trong 7 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả thử nghiệm 7 mẫu của một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lí cho nam giới. Kết quả cho thấy các sản phẩm này chứa Sildenafil, Tadalafil, là các chất bị cấm dùng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Các cơ sở y tế tư nhân đẩy mạnh chuyển đổi số nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Năm 2025, ngành y tế Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình phát triển, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Từ định hướng này, các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng khám chữa bệnh và góp phần thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.