Chăn nuôi an toàn sinh học để phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi
Mặc dù trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện không xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch ở một số địa phương trong cả nước, các hộ dân và các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đang tích cực áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn lợn.
Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Trịnh Văn Tuyên, khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn hiện có khoảng 1.200 lợn thịt và 140 lợn nái. Để đạt hiệu quả chăn nuôi bền vững, từ nhiều năm nay, gia đình ông đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Chuồng trại được thiết kế khoa học, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, được tiêu độc khử trùng theo định kỳ. Cùng với đó, nguồn thức ăn, nước uống và quy trình xử lý chất thải chăn nuôi được đảm bảo vệ sinh an toàn theo hướng dẫn của thú y. Nhờ đó, trong nhiều năm gần đây, trang trại của gia đình ông Tuyên luôn an toàn trước dịch bệnh.

Ông Trịnh Văn Tuyên, Khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Văn Tuyên, Khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đặt an toàn về dịch tả lợn châu Phi lên đầu tiên, thì hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh từ bên ngoài vào. Thứ 2, khi mình làm an toàn sinh học tốt thì bệnh tật giảm thiểu đi rất nhiều, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn".

Theo thông kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có khoảng 1,3 triệu con, trong đó có khoảng 45% được nuôi tập trung ở các trang trại, 55% nuôi phân tán ở các hộ chăn nuôi. Qua kiểm tra thực tế, các trang trại chăn nuôi tập trung đều áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh chuồng trại, kiểm soát người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi, quản lý chặt chẽ con giống, thức ăn, nguồn nước và tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của ngành thú y. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, do đã có nhiều kinh nghiệm khi trải qua các đợt dịch bệnh, nên trong những năm gần đây cũng đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, mặc dù chưa được bài bản, đồng bộ, nhưng cũng đã có tác dụng quan trọng góp phần ngăn ngừa dịch bệnh.

Ông Hoàng Trung Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hoàng Trung Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, việc tuyên truyền, vận động nhân dân đã đạt hiệu quả khá cao nên trên địa bàn xã không có dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, địa phương cũng không lấy đó làm chủ quan nhất là dịp cuối năm. Địa phương vẫn tiếp tục dùng tất cả hệ thống trong hệ thống chính trị để vận động nhân dân thực hiện các biện pháp đạt hiệu qủa nhất".
Thực tế, việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi không tốn kém nhiều chi phí, dễ thực hiện, các hộ nuôi với quy mô lớn như trang trại hay nuôi nhỏ lẻ tại nông hộ đều có thể áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế mầm bệnh, vì vậy ngày càng được nhiều người chăn nuôi áp dụng. Hiện đang là thời gian cao điểm chăm sóc đàn vật nuôi để xuất bán phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết, song đây cũng là lúc mà điều kiện thời tiết rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh. Do vậy, bà con và các chủ trang trại cần theo dõi sát tình hình sức khỏe của đàn vật nuôi, thực hiện nghiêm các khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra do dịch bệnh.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá duy trì đà tăng trưởng
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, song hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Để tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Chính phủ chính thức đề xuất Quốc hội mở rộng diện giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng và kéo dài chính sách này đến hết năm 2026.

Tạo đà bứt phá tăng trưởng công nghiệp 2025
Công nghiệp là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 7,9%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 15,03% trở lên mà tỉnh đã đề ra. Do đó, việc tăng tốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp mới, cũng như tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương đang là giải pháp trọng tâm được các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhằm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng bứt phá cho cả năm.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.