Chăn nuôi trâu ở miền núi
(TTV)- Ở nước ta, nuôi trâu gắn liền với nghề trồng lúa nước. Trước đây, nuôi trâu để cung cấp sức kéo, phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, nông nghiệp đã được cơ giới hóa, trâu được nuôi chủ yếu để giết thịt. Tuy nhiên, ở miền núi, diện tích canh tác nhỏ hẹp, địa hình phức tạp, nên ngoài cung cấp thịt, trâu vẫn có tầm quan trọng trong việc cung cấp sức kéo. Mặt khác, với đồng bào miền núi, trâu bò chính là tài sản đáng giá, là nguồn thu nhập quan trọng trong năm.
Khu vực miền núi dù có lợi thế trong chăn nuôi trâu nhưng chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân dẫn đến chăn nuôi trâu khu vực miền núi giảm về số lượng do ở hầu hết các huyện này, các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn giữ những phương thức, tập quán chăn thả rông, chưa chủ động về chuồng trại và nguồn thức ăn nên đàn trâu rất dễ bị lây lan dịch bệnh hoặc chết do rét đậm, rét hại. Số hộ chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại có kiểm soát còn rất ít, chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; việc tiếp cận, tiếp thu kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi chưa được thường xuyên. Mặc dù, nuôi trâu là để tạo thu nhập nhưng thông thường bà con chỉ khi cần tiền mới bán hoặc giết mổ chứ chưa đầu tư để tạo thu nhập từ nghề nuôi trâu. Bên cạnh đó, bà con miền núi chưa coi trọng việc lai tạo, du nhập giống trâu tốt nên tầm vóc trâu còn nhỏ, sản lượng thịt, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Để chăn nuôi trâu ở miền núi mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao, bà con cần quan tâm đến một số vấn đề như sau:
1. Giống và công tác giống:
Trước hết, bà con cần chú trọng khâu chọn giống, chọn lọc, nuôi thuần chủng những con giống tốt, nâng cao khối lượng, khả năng cho thịt và cày kéo.
Cách chọn giống trâu đực:
Trâu đực giống tốt có tác dụng rất lớn để cải tạo đàn, bởi vì một con đực có thể phối cho 20 đến 30 trâu cái. Chọn trâu đực giống có ngoại hình cân đối, tầm vóc và khối lượng lớn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; Da bóng, lông mọc đều, trơn mượt; Đầu và cổ kết hợp tốt, chắc khoẻ; Mắt to (mắt ốc nhồi), tai to (tai lá mít); Sừng cong hình bán nguyệt điển hình (sừng cánh ná); Vai vạm vỡ, ngực nở, sâu, rộng; Mông dài, rộng, ít dốc (đít lồng bàn); Bụng gọn, thon, không sệ; Bốn chân to khỏe, vững vàng, khi đi không chụm khoeo, móng chân khít, tròn bát úp. Bộ phận sinh dục của trâu đực phát triển, dịch hoàn cân đối, mềm mại, nhưng không bị sa xuống. Nên chọn những con đực có khối lượng từ 450kg trở lên, đặc biệt là có tính hăng cao. Đồng thời, trong quá trình chọn lọc, bà con cần quan tâm đến khả năng phối giống và hiệu quả thụ thai cho đàn trâu cái cũng như chất lượng của nghé con.
Cách chọn trâu cái:
Yêu cầu đầu tiên đối với trâu cái là cũng phải to khỏe, các bộ phận cân đối, đặc biệt là phần mông, khung chậu và bầu vú phát triển tốt. Đầu và cổ thanh nhẹ, cân đối, ngực nở, lưng dài, rộng. Bụng trâu cái phải to, tròn, bầu vú to, bốn núm vú phân bố đều đặn, bộ phận sinh dục mẩy, bóng, ít nếp nhăn, tập tính hiền lành, phàm ăn. Đối với trâu cái miền núi, nên chọn những con có khối lượng từ 300kg trở lên.
Cả trâu đực và trâu cái đều phải có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng.
2. Về chuồng trại chăn nuôi:
Trước hết phải coi việc xây dựng chuồng trại không đơn thuần là chỗ tránh mưa, tránh nắng cho trâu mà phải coi như ngôi nhà của chúng.
Chuồng phải đáp ứng được các điều kiện sống tối thiểu cho trâu như: sạch sẽ, rộng rãi, khô ráo; thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nếu chuồng nuôi chật chội, bẩn thỉu, ẩm ướt, hôi thối, ruồi nhặng, muỗi nhiều, trâu sẽ chậm lớn, dễ sinh bệnh tật, ốm đau. Do đó khi làm chuồng nuôi cần quan tâm đến một số vấn đề như sau:
- Địa điểm: phải chọn nơi cao ráo, thoáng mát để xây chuồng.
- Diện tích chuồng nuôi: nếu nuôi lẻ 1 con thì tối thiểu là 4m2; nếu nuôi theo bầy đàn từ 2 con trở lên thì diện tích tối thiểu cho 1 con là 2,5m2/con.
- Về kỹ thuật: Chuồng nuôi phải đảm bảo chắc chắn, phải có vách ngăn, mái che để chống mưa tạt, gió lùa vào mùa đông; Nền chuồng nên lát gạch hoặc đổ bê tông và có độ dốc 2-3% để thoát nước tiểu. Bên ngoài chuồng nuôi nên thiết kế thêm hố chứa phân, nước tiểu để tránh không làm ô nhiễm môi trường.
3. Về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:
Để có đàn trâu sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ mạnh và hiệu quả chăn nuôi đạt kết quả cao, chúng ta cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Phối giống cho trâu cái: trâu cái khi lên giống lần đầu không cho phối ngay mà phải bỏ qua 1- 2 kỳ động dục đầu tiên. Nếu cho phối giống sớm, cơ thể trâu mẹ còn nhỏ thì chất lượng đàn con sinh ra sẽ kém, trâu mẹ cũng hao mòn sớm. Khi phối giống không nên cho trâu giao phối tự do với trâu đực trong đàn mà phải lựa chọn trâu đực to, khỏe và khác đàn (khác máu) để tránh hiện tượng cận huyết, đồng huyết. Nếu có điều kiện thuận lợi nên tiến hành phối giống cho trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo để cải tạo tầm vóc, chất lượng đàn trâu.
- Đối với trâu cái chửa: 2 tháng cuối của thời kỳ có chửa cần cho trâu ăn thức ăn chất lượng tốt, nếu có điều kiện cần bổ sung thêm 1-2kg thức ăn tinh bột/con/ngày (bột ngô, sắn, cám gạo...) để giúp cho nghé con khi sinh ra có trọng lượng sơ sinh cao hơn, khỏe mạnh hơn.
Thời gian này cũng cần nhốt riêng để có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Cho trâu nghỉ làm việc, giữ mức vận động vừa phải và tắm chải hàng ngày để tăng cường trao đổi chất và giúp trâu đẻ dễ dàng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất ngay từ những ngày đầu năm mới
Ngay sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quay trở lại hoạt động. Thời điểm này, các doanh nghiệp đang khẩn trương tổ chức sản xuất nhằm nắm bắt tốt cơ hội thị trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm 2025.
Doanh nghiệp tập trung tìm kiếm, phát triển thị trường
Ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nhanh chóng ổn định sản xuất trở lại, đồng thời tập trung phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tín hiệu đáng mừng là lượng đơn hàng của nhiều đơn vị khá dồi dào, tạo động lực quan trọng để các doanh nghiệp quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong năm mới 2025.
Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà ri Lạc Thủy dưới tán rừng
Ông Nguyễn Danh Hoàng, Giám đốc hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh đã áp dụng thành công mô hình nuôi gà ri thương phẩm dưới tán rừng. Mô hình đem lại cho ông lợi nhuận trên 600 triệu đồng/1 năm.
Huyện Cẩm Thủy phấn đấu về đích huyện nông thôn mới trong năm 2025
Năm 2025, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu sẽ về đích huyện nông thôn mới. Để hoàn thành mục tiêu đó, huyện phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 5,99% trở lên; thu nhập bình quân đầu người 60,5 triệu đồng/năm.
Thị trường sau Tết nguyên đán: Hàng hóa phong phú, giá cả ổn định
Theo Sở Công Thương, thị trường hàng hóa tại Thanh Hóa những ngày sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra ổn định, không có tình trạng khan hiếm hay tăng giá đột biến.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên “sàn” điện tử
Năm 2025, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các địa phương và chợ dân sinh sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số để mở rộng không gian kinh doanh.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong môi trường tài khoá thắt chặt
Trong bối cảnh chính sách tài khoá thắt chặt, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ cần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân phát triển.
Tập trung nguồn vốn đầu tư hệ thống cảng biển
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư các công trình hàng hải công cộng và cảng nước sâu.
Ngân hàng thu hút tiền gửi sau Tết
Không khí giao dịch tại hầu hết các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa sau kỳ nghỉ Tết trở nên sôi động. Năm 2025, Ngành ngân hàng Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt 10% đến 12%, dư nợ cho vay tăng trưởng từ 14% đến 15%.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.