Chất lượng bữa ăn tại các nhóm trẻ mầm non tư thục còn nhiều hạn chế
Đối với trẻ mầm non, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Chất lượng bữa ăn của nhóm trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Theo ghi nhận của phóng viên thời sự, hiện nay ở một số nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chất lượng bữa ăn còn nhiều hạn chế, rất cần sự quan tâm đúng mức từ phía nhà trường, các ngành chức năng.
Không lưu mẫu thực phẩm, lưu mẫu không khớp với thực đơn…xây dựng thực đơn chưa phong phú, còn trùng lặp, món ăn chưa đa dạng.

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức bữa ăn bán trú còn sơ sài, thường tận dụng luôn bếp nấu gia đình…Đây là hạn chế còn tồn tại ở một số nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh, chủ cơ sở Mầm non Hoa mặt trời, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
Chị Hoàng Thị Hân, phụ trách nuôi dưỡng trẻ ở cơ sở Mầm non HT, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Cuối tuần chúng tôi đều gửi thực đơn cho phụ huynh. Nhưng hôm nay có một chút thay đổi về phần rau. Nhận thấy việc giao nhận rau mồng tơi không có được tươi ngon như trong hợp đồng nên chúng tôi đã thay bằng rau cải."

Quy trình kiểm thực 3 bước được xem là một trong những nguyên tắc then chốt để kiểm soát việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bữa ăn bán trú. Thế nhưng, quy trình này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số nhóm trẻ tư thục. Bởi sổ kiểm thực 3 bước không ghi đúng ngày, đúng thời gian tổ chức bữa ăn; sai lệch thông tin so với thực đơn và lưu mẫu; ghi trước kèm đánh giá đạt trước khi buổi ăn diễn ra; thậm chí có cơ sở, thiếu kiểm thực 3 bước trong suốt gần 1 tháng.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh, chủ cơ sở Mầm non Hoa mặt trời, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
Chị Nguyễn Thị Quỳnh, chủ cơ sở Mầm non Hoa mặt trời, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Sổ là do máy in của trường hỏng vừa sửa xong nên giấy tờ làm hồ sơ chưa đầy đủ. Thường thì bếp nấu xong tôi có đi kiểm tra nhưng không ghi vào sổ. Lần sau tôi sẽ rút kinh nghiệm."
Chị Hoàng Thị Bốn, chủ cơ sở Mầm non Ong Vàng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hồ sơ 3 bước là cô kế toán làm, nhưng mấy nay cô ấy nghỉ nên tôi chưa nắm bắt. Tôi sẽ bổ sung gửi về phòng."
Theo quy định, các nhóm trẻ mầm non tư thục có quy mô không vượt quá 70 trẻ. Việc số trẻ ít, cơ sở nhỏ, dẫn đến việc đầu tư, quan tâm thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều cơ sở lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Việc kiểm tra, giám sát đối với những cơ sở mầm non tư thục này chưa được quan tâm đúng mức.

Chị Bùi Thị Hoài Dung, chủ cơ sở Mầm non SLC, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá
Chị Bùi Thị Hoài Dung, chủ cơ sở Mầm non SLC, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá cho biết, bên phường, thị trấn thì cũng đã có qua kiểm tra cơ sở vật chất một lần. Còn về kiểm tra an toàn thực phẩm thì chưa có.
Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non, việc đảm bảo chất lượng bữa ăn là một nhiệm vụ quan trọng. Do vậy, công tác kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non chính là trách nhiệm chung của ngành giáo dục, y tế, chính quyền địa phương, các cơ sở mầm non và cả phụ huynh.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.