"Chế độ ban đêm" của điện thoại di động có giúp dễ ngủ hơn không?
Bạn nằm trên giường, dưới chiếc chăn và lướt internet. Thế rồi, khi thấy đã muộn, bạn chuyển điện thoại sang "chế độ ban đêm" (Night Mode), khiến màn hình tối hơn một chút để dễ ngủ hơn. Nhưng bạn vẫn không ngủ và tiếp tục lướt web một hai giờ nữa.
Có thể thấy, việc chuyển màn hình sang chế độ ban đêm chẳng có tác dụng gì trong việc giúp bạn buồn ngủ. Trên thực tế, một nghiên cứu từ Đại học Manchester tiết lộ rằng ánh sáng màu vàng của “chế độ ban đêm” từ điện thoại thậm chí còn khiến bạn khó ngủ hơn. Tại sao vậy?
![]() |
Nguyên nhân là vì một protein trong mắt gọi là melanopsin sẽ phản ứng với cường độ ánh sáng, hoặc bước sóng của nó. Nghĩa là, bước sóng càng ngắn, độ chói càng giảm, khiến màn hình càng vàng hơn. Ý tưởng là một màn hình trông ấm hơn được cho là sẽ giúp người ta cảm thấy buồn ngủ.
Song điều này đã không vượt qua được một yếu tố khác liên quan đến đôi mắt và tác dụng của nó đối với đồng hồ sinh học của cơ thể.
Về cơ bản, các tế bào hình nón phát hiện màu sắc trong mắt sẽ gửi tín hiệu sinh học đến não để báo cho não biết lúc đó là ngày hay đêm, và nó làm việc này dựa trên loại ánh sáng mà nó nhận được. Vì vậy, một màn hình sáng có nghĩa là trong tiềm thức báo hiệu lúc đó vẫn còn ban ngày, khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ chút nào. Ý tưởng này được đưa ra sau khi nghiên cứu các tế bào hình nón cảm nhận màu sắc ở chuột.
Tất nhiên, nghiên cứu vẫn còn sơ lược và cần thêm thời gian. Tuy nhiên, điều không thể chối cãi là thứ cuối cùng khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm chính là chiếc điện thoại và bạn không muốn ngủ đúng giờ. Nó rất sáng, nó gây mất tập trung và chắc chắn rằng năm phút nữa có nghĩa là thêm ít nhất một giờ. Hãy đặt điện thoại xuống và ủng hộ cơ thể bằng cách đi ngủ.
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày theo Thông tư mới
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 26 ngày 30/6/2025 bổ sung danh mục bệnh được kê thuốc ngoại trú đến 90 ngày, bắt buộc thông tin định danh cá nhân và siết chặt quy trình kê đơn.

Thanh Hóa giữ vững tuyến đầu của ngành Y tế
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển 26 Trung tâm Y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường; đồng thời giữ nguyên hệ thống Trạm Y tế cấp xã để phục vụ người dân, mục tiêu là giữ vững tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử
Theo lộ trình, đến ngày 30/9, tất cả các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá đang chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ khó khăn, triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không?

Đảm bảo sức khỏe người lao động trong mùa hè
Sức khỏe là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong mùa nắng nóng, các doanh nghiệp tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, hạn chế tác động của yếu tố thời tiết đến sức khỏe người lao động.

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.